Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Thủy ngân độc cỡ nào?

Cần biết

09/09/2019 13:33

Vụ hỏa hoạn ở Công ty Rạng Đông làm dấy lên lo ngại nhiễm độc thủy ngân trong môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân sống vùng xung quanh.

Thủy ngân độc cỡ nào?

Theo thông tin từ Cục Quản lý Môi trường Y tế (Bộ Y tế), các ảnh hưởng độc hại của thủy ngân đã được biết khá rõ. Cụ thể, hơi thủy ngân ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương và ngoại biên, phổi, thận, da, và mắt. Nó cũng ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch và gây đột biến. 

Trong đó, nhiễm độc thủy ngân cấp tính thường do tai nạn như vỡ bình chứa, hỏa hoạn, hơi thủy ngân bốc lên với nồng độ cao ảnh hưởng nghiêm trọng đến hô hấp, gây viêm phế quản, viêm phổi kẽ lan tỏa.

Người bị nhiễm độc thủy ngân cấp tính có thể gây viêm thận, đạm huyết tăng nhanh (4-5g urê/l), giảm clo huyết, nhiễm a xit. Gây viêm loét miệng, bỏng đường tiêu hóa, nôn ra máu, toàn thân suy sụp.

Nạn nhân khó thở, chuột rút, giật cơ, mê sảng, bệnh nhân thường tử vong trong vòng 24 đến 36 giờ. Các triệu chứng về thần kinh như run cố ý; bệnh Parkinson với biểu hiện run khi nghỉ và giảm chức năng vận động.

Tiếp xúc mãn tính với thủy ngân có thể gây ra run mí mắt và rối loạn thị giác, viêm màng tiếp hợp, thu hẹp thị trường. Thủy ngân có thể gây ung thư, biến đổi gen và gây quái thai.

Ngoài ra, có thể có cảm giác đau lan tỏa hay bong da bàn tay và bàn chân. Điển hình là bệnh Minamata do ăn cá và sò nhiễm độc methyl thủy ngân tại vịnh Minamata tỉnh Kumamoto Nhật Bản làm nhiễm độc 17.000 người, chết 1.484 người và 10.626 được bồi thường (tính đến 1997). Từ năm 1976, nước ta đã công nhận bệnh nhiễm độc thủy ngân là bệnh nghề nghiệp được đền bù.

Thủy ngân độc cỡ nào?

Thủy ngân lan truyền ra môi trường thế nào?

Thủy ngân độc cỡ nào?

Các chuyên gia cho rằng, thủy ngân là kim loại dễ bay hơi, hơi thủy ngân không màu, không mùi. Khi bị đổ, thủy ngân tách thành những giọt nhỏ và phân tán rộng. Những giọt nhỏ có thể bốc hơi với tốc độ nhanh hơn trong điều kiện thông gió. Tốc độ bay hơi của thủy ngân nguyên tố tăng gấp đôi khi nhiệt độ tăng 10 độ C.

Ở nước ta, giới hạn cho phép đối với thủy ngân trong không khí vùng làm việc được quy định tại Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ Y tế. Thủy ngân không phân hủy và tồn tại trong môi trường. Khi giải phóng vào không khí, nó tuần hoàn trong không khí, đất, và nước, tạo thành các hợp chất hóa học phức tạp và biến đổi vật lý thành các dạng khác nhau của thủy ngân. Thủy ngân nguyên tố là dạng phổ biến nhất của thủy ngân trong không khí.

Trong các hệ thống thủy sinh, thủy ngân được chuyển đổi thành dạng hữu cơ methyl thủy ngân, độc hơn dạng vô cơ và tích lũy sinh học trong cá và động vật hoang dã rồi vào chuỗi thức ăn.. Thủy ngân là kim loại lỏng khó phân hủy trong môi trường và tích lũy sinh học trong chuỗi thức ăn.

Thủy ngân độc cỡ nào?

Thủy ngân ít độc, nhưng hơi, các hợp chất và muối của nó rất độc, có thể gây tổn thương hệ thần kinh, tiêu hóa, hô hấp, hệ thống miễn dịch và thận. Cho dù ít độc hơn so với các hợp chất của nó nhưng thủy ngân vẫn tạo ra sự ô nhiễm đáng kể đối với môi trường vì nó tạo ra các hợp chất hữu cơ trong cơ thể sinh vật.

Thủy ngân giải phóng từ chất thải tồn tại trong môi trường (đất, nước, không khí, trầm tích, thực vật..) hoặc tích tụ trong chuỗi thức ăn và vào cơ thể con người thông qua tiêu thụ cá và hải sản, hoặc hơi thủy ngân trực tiếp hoặc được hấp thụ trên tóc của con người.

Để giám sát mức độ thủy ngân trong môi trường do chất thải thủy ngân cần phân tích các mẫu khác nhau, như các mẫu sinh học (cá và tôm, cua, sò, hến), mẫu môi trường (nước, trầm tích, đất và không khí), mẫu thực vật và con người (tóc, máu và nước tiểu).

Thủy ngân nguyên tố độc hại chủ yếu thông qua việc hít phải hơi thủy ngân. Nó chỉ hấp thụ chậm qua da, mặc dù có thể gây kích ứng da và mắt. Các giọt thủy ngân nguyên tố nhỏ có thể thấm qua tiếp xúc mắt.

Nuốt phải thủy ngân không phải là một đường quan trọng của phơi nhiễm cấp tính vì thủy ngân nguyên tố hầu như không hấp thụ qua đường tiêu hóa.

Thủy ngân phản ứng hóa học như thế nào?

Đun nóng hơi thủy ngân tạo ra oxit thủy ngân, gây kích ứng nhiều đối vói niêm mạc và hơi thủy ngân dễ ảnh hưởng xấu đến phổi.
Thủy ngân nguyên tố phản ứng với hầu hết các kim loại.
Thủy ngân nguyên tố phản ứng với nhiều axit.
Thủy ngân nguyên tố phản ứng mạnh với hỗn hợp carbid natri.
Thủy ngân phản ứng với các hợp chất acetylenic, amoniac, azide, oxy, chất oxy hóa và halogen.

Nguy cơ cháy nổ

Phản ứng sinh nhiệt (tỏa nhiệt) dữ dội, có thể gây nổ, xảy ra khi thủy ngân tiếp xúc với chlo dioxid, lithi, rubidi, halogen, hoặc acetylid.

Thủy ngân và methyl azid gây phóng điện.

Amoniac và thủy ngân khô nguyên chất không phản ứng ngay cả dưới áp suất và nhiệt độ, nhưng nếu có nước, hợp chất tạo thành có thể phát nổ trong quá trình giảm áp.

Không có giới hạn trần và sàn cho cháy nổ thủy ngân trong không khí.

Cách ly ban đầu và khoảng cách hoạt động bảo vệ

Thủy ngân độc cỡ nào?

Khi có bất kỳ thùng chứa lớn nào nằm trong vào đám cháy, hãy xem xét sơ tán ban đầu trong vòng 500 m theo mọi hướng.

Khuyến nghị về an toàn công cộng của CDC cách ly khu vực tràn hoặc rò rỉ thủy ngân ngay lập tức trong vòng bán kính ít nhất 50 m.

Khử nhiễm

Mục đích của khử nhiễm là làm cho cá nhân và/hoặc trang thiết bị của họ được an toàn bằng cách loại bỏ vật lý các chất độc một cách nhanh chóng và hiệu quả. Cần thận trọng trong quá trình khử nhiễm, vì chất hấp thụ có thể được giải phóng từ quần áo và da dưới dạng khí.Khử nhiễm ban đầu: Sau đây là các khuyến nghị để bảo vệ những người ứng phó đầu tiên từ vùng phát thải:

Xác định chiều gió và chiều dốc của điểm nóng.

Điểm nóng cần bao gồm hai hành lang khử nhiễm. Một hành lang khử nhiễm được sử dụng để đi vào điểm nóng và hành lang còn lại để ra khỏi điểm nóng. Khu vực khử nhiễm để đi ra phải nằm ở đầu hướng gió và trên dốc so với khu vực đi vào vào.

Công nhân khu vực khử nhiễm cần mặc trang bị bảo hộ cá nhân thích hợp..

Nên có sẵn dung dịch chất tẩy và nước (có pH ít nhất là 8 nhưng không được quá 10,5) để sử dụng trong các quy trình khử nhiễm. Cần có sẵn bàn chải mềm để loại bỏ ô nhiễm từ trang bị bảo hộ.

Có sẵn túi polyethylen 6-mil bền và dán nhãn để đựng trang bị cá nhân bị nhiễm.

Khử nhiễm cá nhân: Các phương pháp sau đây có thể được sử dụng để khử nhiễm cho cá nhân:

Trường hợp 1: Khử nhiễm cho những người ứng phó đầu tiên

Thủy ngân độc cỡ nào?

Bắt đầu rửa trang bị bảo hộ cá nhân của những người ứng phó đầu tiên bằng dung dịch xà phòng và nước và bàn chải mềm. Luôn di chuyển theo chiều từ trên xuống dưới (từ đầu đến chân). Hãy chắc chắn cọ rửa tất cả các chỗ, đặc biệt là các nếp gấp của quần áo. Rửa và tráng (sử dụng nước lạnh hoặc nước ấm) cho đến khi chất gây ô nhiễm được loại bỏ hết.

Cởi bỏ đồ bảo hộ cá nhân bằng cách tụt từ trên xuống dưới (từ đầu đến chân) và tránh kéo đồ bảo hộ cá nhân ra khỏi đầu.

Bỏ tất cả đồ bảo hộ cá nhân vào túi polyethylen 6-mil có nhãn.

Trường hợp 2: Khử nhiễm bệnh nhân/nạn nhân

Thủy ngân độc cỡ nào?

Đưa bệnh nhân/nạn nhân ra khỏi khu vực bị ô nhiễm và đưa vào hành lang khử nhiễm.

Cởi bỏ tất cả quần áo (ít nhất là tới đồ lót) và bỏ quần áo vào túi polyetylen 6-mil bên có dán nhãn.

Rửa kỹ và tráng sạch (sử dụng nước lạnh hoặc nước ấm) vùng da bị ô nhiễm của bệnh nhân/nạn nhân bằng dung dịch xà phòng và nước. Cẩn thận không làm trầy xước da bệnh nhân/nạn nhân trong quá trình khử nhiễm và che phủ tất cả các vết thương hở.

Bao phủ người bệnh nhân/nạn nhân để tránh sốc và mất nhiệt cơ thể. Đưa bệnh nhân/nạn nhân đến khu vực có thể điều trị y tế khẩn cấp.

Cách sơ cấp cứu

Thông tin chung: Điều trị ban đầu chủ yếu hỗ trợ chức năng hô hấp và tim mạch. Thận trọng khi truyền dịch tĩnh mạch (IV) khi có ứ dịch trong phổi (phù phổi).

Thuốc giải độc: Không có thuốc giải độc cho độc thủy ngân. Liệu pháp chelat có thể cần thiết ở một số bệnh nhân/nạn nhân sau khi bác sĩ đánh giá.

• Mắt:

Đưa ngay bệnh nhân/nạn nhân ra khỏi nguồn phơi nhiễm.

Rửa mắt ngay lập tức bằng thật nhiều nước ấm trong ít nhất 15 phút.

Tìm sự chăm sóc y tế ngay lập tức.

• Đường tiêu hóa:

Đưa ngay bệnh nhân/nạn nhân ra khỏi nguồn phơi nhiễm.

Đảm bảo đường thở của bệnh nhân/nạn nhân không bị cản trở.

Không gây nôn (emesis).

Không dùng than hoạt.

Nuốt phải một lượng nhỏ thủy ngân thường không cần điều trị (khử nhiễm).

Nếu cần vận chuyển, chuẩn bị phương tiện vận chuyển trong trường hợp bệnh nhân/nạn nhân bị nôn. Chất nôn có thể chứa thủy ngân nguyên tố có thể gây nhiễm cho phương tiện vận chuyển. Chuẩn bị sẵn máy hút và chuẩn bị thật nhiều khăn và túi nhựa khóa đôi để nhanh chóng lau sạch và cách ly chất nôn. Chỉ nên sử dụng bộ làm sạch thủy ngân chuyên nghiệp với hệ thống chân không khép kín để khử nhiễm phương tiện vận chuyển. Máy hút bụi thông thường có thể làm bay hơi thủy ngân nguyên tố và tăng nồng độ thủy ngân trong không khí.

Đến ngay cơ sở y tế.

• Hít phải:

Đưa ngay bệnh nhân/nạn nhân ra khỏi nguồn phơi nhiễm.

Đánh giá chức năng hô hấp và mạch.

Đảm bảo bệnh nhân/nạn nhân không bị cản trở đường thở.

Nếu có khó thở, cho thở oxy.

Hỗ trợ thông khí khi cần. Luôn sử dụng thiết bị che chắn hoặc thiết bị túi-van-mặt nạ.

Nếu ngừng thở (ngưng thở), tiến hành hô hấp nhân tạo.

Đến cơ sở y tế ngay lập tức.

• Da:

Đưa ngay bệnh nhân/nạn nhân khỏi nguồn phơi nhiễm.

Khử nhiễm cho bệnh nhân/nạn nhân.

Đến cơ sở y tế ngay lập tức.

Ảnh hưởng lâu dài

Thủy ngân độc cỡ nào?

• Điều trị y tế: Liệu pháp chelat có thể được xem xét cho bệnh nhân/nạn nhân sau khi tham khảo ý kiến ​​bác sĩ. Tuy nhiên, quyết định dùng chelat cho một bệnh nhân/nạn nhân cụ thể chỉ nên được đưa ra bởi các chuyên gia có kinh nghiệm trong việc sử dụng chelat, tốt nhất là tham khảo ý kiến ​của trung tâm chống độc trong khu vực. Điều trị chelat trở nên kém hiệu quả trong việc giảm mức độ nghiêm trọng của ngộ độc và nguy cơ hậu quả (di chứng) khi thời gian sau khi tiếp xúc tăng lên.

Ảnh hưởng muộn của phơi nhiễm: Vài ngày sau khi phơi nhiễm ban đầu, các triệu chứng bao gồm tăng tiết nước bọt nhiều, viêm ruột và tổn thương thận. Cũng có thể có các tác động mạn tính trên hệ thần kinh trung ương, là hậu quả của khả năng thủy ngân nguyên tố được hấp thụ vượt qua hàng rào máu não. Tổn thương phổi do thủy ngân cấp tính thường khỏi hoàn toàn, nhưng một số trường hợp có tăng xơ mô phổi rải rác trong phổi, bệnh phổi hạn chế và suy hô hấp mãn tính.

Ảnh hưởng của phơi nhiễm mạn tính hoặc lặp đi lặp lại: Thủy ngân không được phân loại là chất gây ung thư. Chưa rõ liệu tiếp xúc lâu dài hoặc lặp đi lặp lại với thủy ngân có làm tăng nguy cơ nhiễm độc sinh sản hoặc nhiễm độc phát triển hay không. Phơi nhiễm mãn tính hoặc lặp đi lặp lại với thủy ngân có thể gây ra lệch bội lympho. Rối loạn kinh nguyệt đã được báo cáo ở nữ công nhân thường xuyên tiếp xúc với thủy ngân. Tỷ lệ sảy thai tự nhiên tăng lên đã được báo cáo ở vợ của những nam giới thường xuyên tiếp xúc với thủy ngân.

Thủy ngân được biết là vượt qua hàng rào nhau thai. Tiếp xúc nhiều lần hoặc liên tục với thủy ngân nguyên tố có thể dẫn đến tích tụ thủy ngân trong cơ thể và gây tổn thương vĩnh viễn cho hệ thần kinh và thận. Ảnh hưởng sức khỏe kinh điển của ngộ độc bao gồm ảnh hưởng thần kinh và tâm thần, mất chức năng thận và viêm đường hô hấp trên và họng. Ảnh hưởng thần kinh bao gồm run, lo âu, dễ hoặc thường xuyên thay đổi cảm xúc, hay quên, mất ngủ, chán ăn, mệt mỏi và rối loạn suy nghĩ và vận động.

DƯƠNG THỤY(t/h)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement