Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Thương vụ M&A bất động sản 2018: Dòng vốn ngoại chiếm ưu thế (bài 2)

Doanh nghiệp

08/01/2019 07:03

Các thương vụ M&A ở lĩnh vực bất động sản 2018 cho thấy, dòng vốn ngoại tiếp tục chiếm ưu thế so với các nhà đầu tư nội.

Vốn ngoại chiếm ưu thế

Theo báo cáo tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch Đầu tư năm 2018, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài là 35,46 tỷ USD, bằng 98,8% so với cùng kỳ năm 2017.

Nomura Real Estate Development mua lại 24% cổ phần của tòa nhà văn phòng hạng A Sun Wah ở quận 1.
Nomura Real Estate Development mua lại 24% cổ phần của tòa nhà văn phòng hạng A Sun Wah ở quận 1.

Tính đến ngày 20/12/201, cả nước có 3.046 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn đăng ký cấp mới gần 18 tỷ USD, bằng 84,5% so với cùng kỳ năm 2017. Đồng thời có 1.169 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm 7,59 tỷ USD, bằng 90,3% so với cùng kỳ năm 2017.

Trong năm 2018 cả nước có 6.496 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị vốn góp 9,89 tỷ USD, tăng 59,8% so với cùng kỳ 2017.

Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch Đầu tư đánh giá, trong 10 năm qua, bất chấp những giai đoạn thăng trầm của nền kinh tế, dòng vốn FDI vẫn luôn trong xu hướng ổn định và tăng trưởng. Đáng chú ý, lượng FDI vào Việt Nam trong ba năm gần đây không ngừng tăng so với giai đoạn giảm liên tiếp 2010-2013 và phần lớn vốn được triển khai vào các dự án.

Những thương vụ đình đám trong năm 2018 là Nomura Real Estate Development mua lại 24% cổ phần của tòa nhà văn phòng hạng A Sun Wah có vị trí đắc địa ở quận 1, TP.HCM vào đầu năm 2018. Sau dự án Midtown trong Khu đô thị Phú Mỹ Hưng, tòa nhà Sun Wah là dự án thứ hai của Nomura tại Việt Nam và cũng là dự án văn phòng đầu tiên của Tập đoàn này.

Thương vụ CVH Nereus Pte. Ltd., một công ty con của Tập đoàn CapitaLand mua lại 16,9 triệu cổ phiếu phổ thông, chiếm 99,5% vốn điều lệ của Công ty Cổ phần Hiền Đức Tây Hồ khoảng 685 tỷ đồng vào hồi tháng 3 cũng thu hút được sự quan tâm của giới đầu tư.

HDTH sở hữu một khu đất phát triển rộng 0,9ha ở quận Tây Hồ, Hà Nội sẽ được phát triển thành dự án phức hợp với chức năng nhà ở, căn hộ kết hợp văn phòng, văn phòng và khối đế bán lẻ.

Tại TP.HCM, CapitaLand đã thông qua các công ty thành viên mua lại 86 triệu cổ phần tương đương 100% vốn điều lệ của Công ty cổ phần BCLand. Tổng số tiền bỏ ra là 1.380 tỷ đồng. Giao dịch này giúp CapitaLand có một dự án nhà ở tại phường Bình Trưng Đông, quận 2, TP.HCM, diện tích hơn 6ha, gồm 100 căn nhà ở gắn liền với đất và dự kiến hoàn thành vào năm 2021.

Tính đến nay, danh mục đầu tư của CapitaLand tại Việt Nam đạt 1,1 tỷ USD, gồm gần 8.000 căn nhà, hai trung tâm bán lẻ và hơn 4.800 căn hộ dịch vụ trên 7 tỉnh thành là TP.HCM, Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long, Đà Nẵng, Bình Dương và Nha Trang.

Frasers Property nắm quyền kiểm soát việc phát triển dự án căn hộ kết hợp với thương mại tại Thủ Đức.
Frasers Property nắm quyền kiểm soát việc phát triển dự án căn hộ kết hợp với thương mại tại Thủ Đức.

Vào tháng 4, Frasers Property công bố đã ký thỏa thuận mua lại cổ phần có điều kiện với Công ty TNHH Trần Thái với 24 triệu cổ phiếu phổ thông, chiếm 75% vốn cổ phần của Công ty Cổ phần Địa ốc Phú An Khang (PAK). Phú An Khang là công ty con của Trần Thái.

Trong thời gian tới, PAK sẽ tiến hành xây dựng dự án khu dân cư và thương mại trên khu đất phát triển tại quận 2, TP.HCM, do PAK sở hữu. Thương vụ được mua lại với giá 408,6 tỷ đồng.

Trước khi thoái vốn tại BVFC, khoản vốn góp của BLeisure Cayman là 967,3 tỷ đồng, chiếm 100% vốn điều lệ của BVFC. Vinhomes cũng công bố, đã rót vốn mới 2.008,7 tỷ đồng theo các điều kiện của chính phủ Việt Nam, dẫn đến việc BLeisure Caymans nắm giữ vốn điều lệ của BVFC giảm từ 100% còn 32,5%. 

BVFC sẽ phát triển các dự án Tòa nhà văn phòng, khách sạn 5 sao khu dịch vụ và trung tâm mua sắm trên mảnh đất rộng 6,64ha tại quận 10, TP.HCM.

Trong quý III năm nay, Công ty Frasers Property của tỷ phú Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi thông báo mua lại cổ phần Công ty Bất động sản Phú An Điền, thành viên thuộc Công ty Bất động sản Trần Thái.

Giá trị thương vụ ước tính khoảng 47,3 triệu USD, tương đương 799 tỷ đồng, giúp Frasers Property nắm giữ 75% vốn điều lệ. Công ty Bất động sản Phú An Điền đang phát triển dự án căn hộ kết hợp với thương mại tại phường Linh Trung, quận Thủ Đức, TP HCM.

Còn ở góc độ hợp tác phát triển dự án, hai nhà đầu tư Nhật Bản là Nishi Nippon Railroad (NNR), TBS Group cùng Công ty cổ phần Đầu tư Nam Long (NLG) đã bắt tay thực hiện nhiều khu đô thị lớn như Fuji Residence, Kikyo Residence, Mizuki Park, Akira City...

Mới đây, hai nhà đầu tư này cùng với Nam Long phát triển thêm dự án thứ 5 là khu đô thị Waterpoint giai đoạn 1 ở Long An, tỷ lệ góp vốn dự kiến 45%. Tổng vốn đầu tư cho dự án vào khoảng 6.900 tỷ đồng.

  Dự án tại vị trí vàng ở Thủ Thiêm của Hongkong Land.

Dự án tại vị trí vàng ở Thủ Thiêm của Hongkong Land.

Cụ thể, hai quỹ đầu tư do VinaCapital quản lý là VOF cùng VNL đã bán toàn bộ cổ phần tại Đại Phước Lotus cho CFLD. Thương vụ này mang về cho VOF khoản doanh thu thuần 16,5 triệu USD, còn phía VNL thu về 48,8 triệu USD.

Dự án Đại Phước Lotus có diện tích 198,5ha được VNL mua vào năm 2007 với 6 khu vực phân khu. Hiện tại, dự án đang trong giai đoạn đầu xây dựng và kinh doanh tại 1 khu. Như vậy, dự án Đại Phước Lotus đã về tay ông chủ người Trung Quốc sau 10 năm Vina Capital quản lý.

Còn với các nhà đầu tư trong nước, các thương vụ M&A khá yếu ớt. Chẳng hạn, Công ty Cổ phần Tập đoàn Đất Xanh đã mua 100% vốn điều lệ của Công ty Cổ phần Đầu tư Kinh doanh Bất động sản Hà An.

Công ty Cổ phần Địa ốc Sài Gòn Thương Tín chi 126 tỷ đồng mua 70% vốn Công ty Cổ phần Thương mại Hải Phòng Plaza và chi 251 tỷ đồng mua 100% vốn Công ty Cổ phần Sản xuất Xây dựng Dịch vụ Hoa Đồng.

Khả năng Sinh lời cao

Ông Sử Ngọc Khương, Giám đốc bộ phận Đầu tư Công ty Savills Việt Nam nhận định, trong thời gian qua thị trường bất động sản đã lần lượt chứng kiến những nước cờ mang tính chiến lược của các nhà đầu tư, gồm cả mua bán sát nhập và hợp tác phát triển.

Hoạt động tưng bừng của M&A tại thị trường bất động sản Việt Nam với quy mô từ lớn đến nhỏ chính là một minh chứng cho sự tín nhiệm cao vào đà tăng trưởng và một chu kỳ phát triển mới bền vững.

“Với tầm nhìn một Việt Nam sở hữu nhiều cơ hội và tiềm năng, M&A sẽ tiếp tục là một hình thức mà đại đa số những nhà đầu tư sẽ dùng để tham gia vào thị trường, nhằm hiện thực hóa mục tiêu của họ”, ông Khương nói.

Tương tự, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) xác nhận, dòng vốn FDI ngày càng chiếm thế thượng phong trong các thương vụ chuyển nhượng dự án bất động sản. Nguyên nhân là Việt Nam có kinh tế vĩ mô ổn định, thị trường bất động sản Việt Nam đang là kênh đầu tư tương đối hấp dẫn đối với giới đầu tư quốc tế.

Theo JLL Việt Nam, cho biết các nhà đầu tư nước ngoài có tâm thế hứng khởi khi đầu tư vào thị trường địa ốc Việt Nam. Phân khúc nào của thị trường cũng thu hút vốn ngoại, từ văn phòng, bán lẻ tới căn hộ. Nhiều chuyên gia đánh giá cách nhanh nhất để nhà đầu tư ngoại thâm nhập thị trường Việt Nam là M&A, khi quỹ đất phát triển dự án đang ngày càng hạn chế.

Lý do khiến thị trường bất động sản Việt Nam tiếp tục thu hút vốn đầu tư ngoại là nước ta có vị trí địa lý tốt trong khu vực Đông Nam Á, nhu cầu về bất động sản cao, tỷ lệ lấp đầy các phân khúc thường ở mức cao hơn so với các nước trong khu vực.

Thị trường bất động sản Việt Nam có khả năng sinh lợi lớn nên thu hút được dòng vốn FDI.
Thị trường bất động sản Việt Nam có khả năng sinh lợi lớn nên thu hút được dòng vốn FDI.

Việt Nam cũng có tốc độ tăng trưởng GDP cao và ổn định, tốc tăng trưởng thị trường bất động sản của Việt Nam cao hơn so với một số nước trong khu vực. Ngoài ra, giá đầu tư vào thị trường Việt Nam hấp dẫn hơn, có sức cạnh tranh hơn.

Các nhà đầu tư ngoại khi rót vốn M&A thường coi thị trường bất động sản Việt Nam là điểm đến cho đầu tư trung và dài hạn với thời gian ít nhất 5 năm.

Ông Phạm Lâm, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần DKRA Việt Nam cho biết, các nhà đầu tư gốc Á, đang có hoạt động cực kỳ sôi nổi tại các quỹ đất vàng của Việt Nam. Họ chuộng phân khúc cao cấp và hạng sang nên đặc biệt săn lùng quỹ đất vàng và xu hướng này sẽ còn tăng. Sự tương đồng về văn hóa cũng là lý do thuận lợi để họ đẩy nhanh tốc độ phát triển dự án ở đây.

“Tốc độ tăng trưởng của kinh tế Việt Nam đang là môi trường tốt cho tỷ suất lợi nhuận mà các đại gia này nhắm tới. Thậm chí, cơ hội tăng trưởng tài chính của các đại gia này còn được mở ra thông qua việc cung ứng ngồn vốn với lãi suất cao cho các doanh nghiệp trong nước thông qua liên kết. Hiện tại, lãi suất cho vay đối với bất động sản ở Việt Nam được đánh giá là quá cao so với các thị trường lân cận”, ông Lâm giải thích.

Theo Tổng giám đốc Công ty Cổ phần DKRA Việt Nam, phạm vi hoạt động của khối ngoại đang phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Ở chiều rộng là về mặt địa lý, họ nhắm đến đất vàng tại các đô thị có tốc độ phát triển mạnh mẽ hoặc các thủ phủ du lịch nghỉ dưỡng.

Còn về chiều sâu, đặc tính và chủng loại, nhà đầu tư đến từ nước ngoài đang mở rộng nhiều dòng sản phẩm và phân khúc khác nhau, từ thị trường nhà ở cao và thấp tầng đến bất động sản thương mại, dịch vụ, bất động sản nghỉ dưỡng, du lịch và giải trí với tiêu chuẩn rất cao. Thậm chí họ còn nhắm đến thị trường tài chính liên quan đến bất động sản.

Dần nên hình hài các cộng đồng dân cư quốc tế đặc trưng (bài 3)

Khác với mong muốn khám phá, tham quan nhiều nơi của khách du lịch, không ít người nước ngoài đến làm việc, sinh sống tại TP.HCM thường đến cùng cả gia đình. Việc ổn định, thích nghi với cuộc sống mới trở thành mối quan tâm hàng đầu của họ. Từ đó, dần hình thành nên các khu dân cư quốc tế mang tính đặc trưng ở TP.HCM.

NGUYỄN DUY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement