Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

'Thương thánh' Phạm Lãi và bài học 'chữ Tín' trong kinh doanh

Lối sống

24/05/2020 10:43

Người xưa rất coi trọng đạo đức kinh doanh. Buôn bán coi trọng nhân nghĩa, không hám lợi, thu phục được nhân tâm của khách hàng, bạn hàng và cả đối thủ.

Trong binh pháp có viết: “Địa hình hỗ trợ cho việc binh, biết địch mới mong cầu thắng, tính đến lúc hiểm nguy, xa gần là đạo của người làm tướng. Biết đạo lý đó ắt sẽ thắng, kẻ không biết điều đó ắt thua”. Điều này chứng tỏ địa hình từ xưa rất quan trọng đối với chiến đấu, là người tướng không thể không quan sát địa hình để bày binh bố trận.

Phạm Lãi cũng chính là Đào Chu công, nổi danh vì làm giàu có đạo, phú mà có thể nhân, cho nên được xưng là “Thương thánh”, cũng được coi là Nho thương chi thủy tổ. (Tranh: zhalm.net)
Phạm Lãi cũng chính là Đào Chu công, nổi danh vì làm giàu có đạo, phú mà có thể nhân, cho nên được xưng là “Thương thánh”, cũng được coi là Nho thương chi thủy tổ. (Tranh: zhalm.net)

Thương trường cũng như chiến trường, người chủ kinh doanh cũng giống như đang điều khiển hàng ngàn quân mã. Người tướng có trí tuệ, mưu lược luôn chiếm giữ vị trí địa hình có lợi, cuối cùng mới giành được thắng lợi.

Phạm Lãi, một nhà mưu lược đầy tài ba thời Xuân Thu chiến quốc là một người như vậy. Với con mắt của nhà chiến lược, ông cho rằng: Đào địa là phần đất trong thiên hạ, thông với các chư hầu, là nơi lý tường để giao dịch hàng hóa. Vì thế ông đã chọn Đào địa làm nơi kinh doanh. 

Phạm Lãi kinh doanh coi trọng nhân nghĩa, cũng không hám lợi; đối với người hợp tác cùng, ông khiêm tốn nhún nhường; đối với người làm thuê thì rộng rãi hào phóng; gặp phải năm không may giảm sản lượng, thì miễn giảm địa tô, còn phát chuẩn cứu tế.

Trong kinh doanh, ông và nông dân, thương nhân đầu năm ký kết hiệp ước thu mua thương phẩm; đến cuối năm, nếu như giá cả thương phẩm tăng lên, Phạm Lãi liền chiếu theo giá cả hiện tại của thị trường cuối năm mà thu mua; nếu như giá xuống, ông vẫn nghiêm khắc thực hiện hiệp ước.

Bởi vậy, Phạm Lãi thu phục được nhân tâm của phần đông thương nhân, nông dân và thợ thủ công, nhờ thế mà có được lượng đối tác làm ăn ổn định. Cũng vì ông chân thành trong hợp tác, tổng giá thành sản phẩm cũng giảm xuống rất nhiều, cuối cùng đạt được kết quả đôi bên cùng có lợi.

Quả nhiên, trong vòng 10 năm, ông kiếm tiền nhiều vô số kể. Cái tên Phạm Lãi, hay người đời còn gọi là Đào Chu Công được mọi người yêu mến truyền tụng đến ngày nay.

Lợi nhuận hay đạo đức kinh doanh mới là nền tảng cốt lõi cho cơ nghiệp phát triển?
Lợi nhuận hay đạo đức kinh doanh mới là nền tảng cốt lõi cho cơ nghiệp phát triển?

Một câu chuyện khác được ghi chép lại trong “Sử ký”: Sau khi diệt được nước Triệu, nước Tần tiến hành chính sách di dân. Khi đó có rất nhiều người hối lộ quan lại để không phải di dời đi nơi khác, họ muốn ở lại vùng đất cũ vì sợ phải thay đổi. Duy chỉ có phú thương họ Trác yêu cầu được chuyển đến vùng Văn Sơn xa xôi. Ông nhìn thấy ở đó đất đai phì nhiêu, sản vật phong phú, dân cư sống thanh bình, nồng hậu, họ rất thích buôn bán, thương nghiệp sẽ dễ dàng phát triển.

Mấy năm sau, Trác thị trở thành phú ông gần xa đểu biết tên, quan niệm chọn đất của ông cũng được các thương nhân coi là cẩm nang. Dương Châu - Giang Tô là một nơi giao thông phát triển, vận chuyển bằng đường thủy cũng thuận tiện, hàng hóa phong phú, thương nhân từ các nơi khác đến đây sinh cơ lập nghiệp, có người chỉ từ hai bàn tay trắng mà làm tạo nên gia nghiệp khổng lồ, tiếng tăm lừng lẫy bốn phương.

Thế mới nói, bài học từ cổ nhân ngàn xưa đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Để kinh doanh thành công, không thể xem nhẹ các giá trị đạo đức, đó là những nhân tố chính yếu quyết định thành bại.

AN LY (t/h)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement