Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Thương mại điện tử: Mua hàng qua mạng internet, vừa mua vừa run

Thương mại điện tử phát triển theo kiểu "thụt lùi" vô tình khiến người dùng cảm giác mất niềm tin và tìm đến kênh truyền thống để giảm rủi ro cho mình.

Dịch vụ bỏ rơi sau khi thanh toán online

Sau khi bài viết phản ánh tình hình mua hàng qua mạng thanh toán dễ dàng, nhưng khi đổi trả lại trần ai, người viết đã nhận được nhiều ý kiến cho biết việc này đã thành "thông lệ" đến nỗi ngán ngẩm từ các bạn đọc khi mua dịch vụ/hàng hóa qua ứng dụng hoặc trên website của nhà cung cấp dịch vụ.

Bạn đọc tên Hoàng (quận Bình Tân, TP.HCM) phản ánh, anh mua vé xem phim CGV qua ứng dụng trên Android. Tuy nhiên khi mua xong, do có việc bận, anh đến rạp CGV trong Aeon Bình Tân để hỏi đổi sang xuất chiều khác phù hợp thì nhân viên cho biết không hỗ trợ.

CGV gây khó khăn cho khán giả khi áp dụng cho hình thức mua vé online là không xem sẽ mất vé.
CGV gây khó khăn cho khán giả khi áp dụng cho hình thức mua vé online là không xem sẽ mất vé.

"Cứ tưởng ứng dụng đưa ra để phục vụ tốt hơn, đằng này bán kiểu này thì thật chẳng khác nào đuổi khách ra xa mình. Khi mà người xem có thể đến rạp để mua vé xem ngay thì mua online bị thiệt đôi đường cho dù đổi trước mấy tiếng cũng không được. Trả tiền rồi thì biết làm sao giờ?", anh Hoàng nói trong sự thất vọng.

Cùng với anh Hoàng, anh Bảo (Quận 6, TP.HCM) cho biết anh hay sử dụng loại hình xe Phương Trang để về quê nhưng từ khi dính vụ đổi trả vé khi mua online, anh "cạch" luôn nhà xe này và chủ yếu chỉ đặt xe qua điện thoại.

Theo anh Bảo, hôm 25/3 anh có đặt vé đi từ Sài Gòn xuống Bạc Liêu qua ứng dụng Futa Bus. Quá trình thanh toán vé nhanh chóng và anh nhận xác nhận qua tin nhắn.

Tuy nhiên, do có việc đột xuất, anh Hoàng nhờ đổi qua chuyến khác thì không được hỗ trợ, nhân viên phòng vé nói anh sẽ mất 10% vé khi đặt online. "Đặt qua tổng đài đổi thoải mái, chưa kể không đi không mất tiền. Còn tưởng mua online được lợi, ai ngờ đổi hay chuyển chuyến còn cực hơn và mất "tiền ngu" 10%", anh Bảo ví von.

Trường hợp anh Hoàng hay anh Bảo chỉ là vài ví dụ điện hình của loại hình bán hàng qua web hay ứng dụng vốn bị méo mó khi mang đến nhiều phiền toái hơn cho người dùng. Nhiều trang web kinh doanh thậm chí còn nâng giá để giảm giá nhằm đánh vào tâm lý giá rẻ, hay bán hàng dịch vụ trực tuyến kiểu nâng giá nhằm lấy lời trong khi quảng cáo hay cam kết giá rẻ.

Chị Hiền (ngụ quận 11, TP.HCM) cho biết, trước chị trường đặt vé qua các trang web trung gian để dễ so sánh giá, nhưng từ khi phát hiện các trang dịch vụ nâng giá để kiếm lời trong khi quảng cáo thì cam kết giá luôn rẻ, chị đã cạch luôn đến giờ.

Trang web bán vé máy bay trực tuyến Gotadi dù Cam kết giá luôn rẻ nhưng khi đến khâu thanh toán lại có giá vé cao hơn so với lúc đặt ban đầu.
Trang web bán vé máy bay trực tuyến Gotadi dù Cam kết giá luôn rẻ nhưng khi đến khâu thanh toán lại có giá vé cao hơn so với lúc đặt ban đầu.

Điển hình như việc đặt vé máy bay qua gotadi.com, khi thanh toán trang web cộng thêm phí dịch vụ khiến giá cao hơn qua website của hãng hàng không dù trang này quảng cáo là Cam kết giá luôn rẻ. "Một lần tình cờ tôi phát hiện ra khi đặt vé từ TP.HCM đi Đà Lạt, Vietnam Airlines báo giá tổng thuế phí 1.520.000 đồng, khi đặt qua Gotadi, giao diện ban đầu có giá 1.470.000 đồng, tôi tưởng rẻ hơn 50.000 đồng, nhưng khi đến đoạn thanh toán thì giá vẻ bỗng lên 1.551.000 đồng khi thanh toán bằng ATM hoặc 1.566.000 đồng khi thanh toán bằng thẻ tín dụng quốc tế, xem ra tôi đã bị mất vài chục ngàn nếu tin tưởng vào cam kết giá luôn rẻ từ trang web”, chị Hiền cho biết.

Ngoài chị Hiền, nhiều bạn đọc phản ánh tình trạng đặt phòng khách sạn cũng loạn xạ giá khi chủ yếu nâng lên rồi giảm đôi chút tạo tâm lý giá rẻ vô tình tạo giá mắc không chỉ cho đối tác mà còn cả khách hàng.

Cụ thể, trong quá trình tìm phòng cho gia đình du lịch Đà Nẵng vào tháng 4 cho gia đình, trên VNTrip, anh Minh (quận 5, TP.HCM) tìm được khách sạn Moonlight Hotel có giá 826.799 đồng đã bao gồm thuế và phí dịch vụ 110.955 đồng, nhưng trang web cho biết đó là chưa bao gồm VAT, nếu thêm VAT tức anh sẽ phải thêm 10% giá phòng, tính ra gần hơn 900.000 đồng. Cũng tại khách sạn này cho loại phòng tương tự, anh Minh cho biết tìm trên Agoda thì chỉ còn 784.246 đồng, bao gồm 5% phí dịch vụ và thuế 10%. “Riết rồi cũng không biết thương mại điện tử Việt Nam đang theo hướng nào khi chủ yếu tăng giá để lấy lời dù quảng cáo giá rẻ hơn”, anh Minh nói.

Đặt phòng VNTrip ngoài mức giá cao thì khách hàng có thể sẽ phải chịu 2 lần thuế VAT nếu muốn lấy hóa đơn VAT.
Đặt phòng VNTrip ngoài mức giá cao thì khách hàng có thể sẽ phải chịu 2 lần thuế VAT nếu muốn lấy hóa đơn VAT.
Đặt phòng qua ứng dụng Agoda dù bị tính thêm thuế nhưng vẫn khó lấy hóa đơn nếu yêu cầu.
Đặt phòng qua ứng dụng Agoda dù bị tính thêm thuế nhưng vẫn khó lấy hóa đơn nếu yêu cầu.

Điều khoản online đang đẩy khách hàng tìm về mô hình truyền thống

Mang trường hợp của anh Hoàng phản ánh với CGV, nhân viên cho biết do điều khoản hiện nay chưa thể hỗ trợ đổi thông tin vé dù được thông báo trước nên trường hợp này khách hàng chỉ có thể cho vé bạn bè hoặc bỏ vé.

Trong khi đó với trường hợp như anh Bảo thì nhân viên Phương Trang cho biết theo quy định khi mua online, hành khách được đổi 1 lần không mất phí và hoàn vé phải tốn phí 10% so ngân hàng thu phí này? Tuy nhiên nếu hành khách đã sử dụng 1 lần đổi miễn phí thì sẽ không được hoàn vé. Đưa phản hồi nhà xe đến anh Bảo, anh cho biết sẽ từ luôn việc đặt vé online khi mà thanh toán trước quá phiền toái này.

Về trường hợp anh Minh, đại diện VNTrip cho biết tùy khách hàng sẽ có loại phí khác nhau bao gồm phí dọn phòng và phí VAT thường ở con số 15%. Tuy nhiên, khi được hỏi sao phí mắc như vậy thì VNTrip cho biết tùy khách sạn sẽ có chính sách thuế khác nhau, nếu khách hàng muốn lấy hóa đơn cho những khách sạn không hỗ trợ thì phải thêm 12% phí? Anh Minh ngay lập tức cho biết sẽ xem lại việc đặt online khi xem ra không rẻ hơn đặt trực tiếp là mấy mà không bị tính thuế 2 lần.

Người dùng vẫn đang có tâm lý lo ngại khi thanh toán online khi
Người dùng vẫn đang có tâm lý lo ngại khi thanh toán online khi "tiền đã trao mà cháo chưa múc"

Theo thông tin từ Cục thương mại điện tử và Công nghệ thông tin - Bộ Công thương, trong 4 năm tới, thị trường thương mại điện tử Việt Nam được dự đoán có thể đạt tới 10 tỷ USD. Tuy vậy vẫn còn rất nhiều rủi ro cho người tiêu dùng khi thiếu sự phát triển thiếu bền vững. Một phần do người tiêu dùng còn nhiều nghi ngại ở sản phẩm dịch vụ, bên cạnh hỗ trợ khách hàng chưa được chăm sóc tốt.

Thống kê từ Cục thương mại Điện tử cho thấy, khoảng trên 50% người mua sắm Việt Nam thích mua hàng ở nước ngoài do sự tin tưởng vào chất lượng sản phẩm, bên cạnh dịch vụ, thanh toán, hâụ mãi… Riêng xét về yếu tố thị trường, thương mại điện tử ở Việt Nam vẫn còn nhiều cơ hội để phát triển nhưng các nhà bán lẻ cần nhiều hơn cho dịch vụ nếu không muốn khách hàng quay lưng, để rơi thị phần vào các thương hiệu quốc tế.

Được biết, trong tháng 4 tới, với sự tham gia Amazon khi mở rộng mô hình đào tạo nguồn nhân lực thương mại điện tử cho Việt Nam thông qua Vecom, thì điều tiên quyết đầu tiên là các dịch vụ, hàng hóa kém chất lượng sẽ không còn đất sống nếu muốn đẩy mạnh mô hình kinh doanh xuyên biên giới.

Xem ra, vấn đề này còn tùy vào doanh nghiệp khi họ muốn gì ở một môi trường thương mại điện tử chất lượng và dịch vụ tốt để phục vụ người dùng tốt hơn, cũng là cách để tăng trưởng thương hiệu và doanh thu tại thị trường Việt Nam vốn đang rất tiềm năng này.

MINH ĐỊNH
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement