Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Thương hiệu Việt hụt hơi trước làn sóng nhượng quyền thương hiệu quốc tế

Doanh nghiệp

29/03/2018 06:34

Cơ hội kinh doanh mới để phát triển toàn diện ngành bán lẻ và nhượng quyền với 3 chuyên ngành chính là bán lẻ, nhượng quyền thương mại, lắp đặt cửa hàng.

Tiềm năng 

Đánh giá về thị trường bán lẻ nhượng quyền thương mại Việt Nam, ông Suttisak Wilaman, Phó giám đốc điều hành Công ty Reed Tradex, chỉ ra rằng Việt Nam là thị trường mới nổi của ngành bán lẻ và nhượng quyền thương mại, nhưng tạo được sức hấp dẫn đối với nhiều thương hiệu quốc tế và khu vực. 

Theo đó, thị trường Việt Nam hội đủ các yếu tố tiềm năng như thị trường tiêu dùng lớn, mức thu nhập tăng nhanh và một thế hệ người tiêu dùng trẻ năng động… Qua đó, mang lại triển vọng lạc quan cho ngành bán lẻ cũng như nhượng quyền thương mại phát triển và có thể tăng gấp đôi trong 5 năm tới. 

Dẫn chứng cụ thể, Triển lãm Shop & Strore Vietnam 2018 được tổ chức dưới mô hình “Confex” đã thu hút sự có mặt của hơn 70 thương hiệu đến từ 18 quốc gia và khu vực. Trong đó, có 3 gian hàng quốc tế của Thái Lan, Singapore và Nhật Bản.

Các thương hiệu mang đến triển lãm những nền tảng công nghệ bán lẻ độc đáo, cơ hội kinh doanh mới để phát triển toàn diện ngành bán lẻ và nhượng quyền với 3 chuyên ngành chính là bán lẻ, nhượng quyền thương mại và lắp đặt cửa hàng. 

Hiện tại, ngày càng nhiều doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới thông qua nhượng quyền thương mại. Tuy nhiên, sẽ có một số rủi ro mà đơn vị nhượng quyền thương mại cần khảo sát kỹ lưỡng trước khi tham gia hoặc mở rộng hình thức kinh doanh này.

Hàng loạt thuơng hiệu quốc tế đã đổ bộ vào Việt Nam trong thời gian qua.
Hàng loạt thuơng hiệu quốc tế đã đổ bộ vào Việt Nam trong thời gian qua.

Đặc biệt, Việt Nam cũng chưa có thị trường nhượng quyền thương mại chuyên nghiệp, vì đang ở giai đoạn khởi điểm với những thương hiệu nhất định. 

Cụ thể, thị trường nhượng quyền thương mại bắt đầu manh nha tại Việt nam từ năm 2009 với một số thương hiệu quốc tế lớn thâm nhập vào thị trường. Tính đến thời điểm hiện tại, thị trường không chỉ các thương hiệu quốc tế mà nhiều thương hiệu khu vực cũng đã bắt đầu tham gia nhưng nhận thức về lĩnh vực này vẫn chưa phát triển nên trên thực tế có thể thấy có những thương hiệu nhượng quyền thành công cũng như thất bại. 

Bà Nguyễn Phi Vân, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Retail & Franchise Asia dự báo, từ năm 2018 trở đi, Việt Nam sẽ tiếp tục là điểm đến tiềm năng cho các thương hiệu quốc tế, đặc biệt là thương hiệu khu vực.

Do đó, các thương hiệu nhượng quyền thương mại cần có những giải pháp chuẩn bị sẵn sàng để chuyển giao tốt nhất cho đơn vị nhận nhượng quyền thương mại địa phương với chi phí, thời gian… phù hợp nhất. 

Còn về phía đơn vị nhận nhượng quyền thương mại địa phương cần có sự nhận thức đầy đủ cũng như cập nhật thông tin về ngành để chọn lựa tiếp nhận những thương hiệu nhượng quyền bài bản thì tỷ lệ thành công cao hơn. Các thương hiệu địa phương cũng đang tăng tốc để áp dụng và bắt kịp các tiêu chuẩn toàn cầu về bán lẻ và nhượng quyền thương mại. 

Liên quan đến lĩnh vực tài chính, mức phí… nhượng quyền thương mại, bà Nguyễn Phi Vân nhấn mạnh việc thương lượng như thế nào để đơn vị nhận nhường quyền thương mại có lời và thành công nhưng vẫn đảm bảo quyền lợi chính đáng của thương hiệu nhượng quyền thương mại là bài toán khó đối với ngành này.

Đặc biệt, đây là một trong những thách thức mà các đơn vị tham gia lĩnh vực nhượng quyền thương mại phải hết sức lưu ý để phòng tránh rủi ro trong quá trình hợp tác và phát triển bền vững. 

Bán lẻ không tiền mặt 

Trong quá trình phát triển của ngành bán lẻ và nhượng quyền thương mại, việc không sử dụng tiền mặt đang dần trở thành một xu hướng trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Việc này hướng đến lối sống tiện lợi và gọn nhẹ hơn, ví điện tử cũng như các phương thức thanh toán điện tử khác đã xuất hiện, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng khắp nơi.

Do đó, một số nhà bán lẻ đã nâng cấp, tạo ra những chương trình marketing hiệu quả bằng cách kết hợp ứng dụng ví điện tử với các chương trình khách hàng trung thành, cho phép người mua sắm có cơ hội để trả tiền hay tham gia vào chương trình tưởng thưởng chỉ bằng một cú click điện thoại. 

Việt Nam đi sau và phát triển chậm hơn một số thị trường bán lẻ khác như Thái Lan, Hàn Quốc, Singapore… bởi ở các nước này đã và đang áp dụng công nghệ ngày càng nhiều hơn trong việc mang lại tiện ích cho khách hàng.

Ngoài ra, doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam cũng gặp khó khăn với thách thức phải có hệ thống phân phối, thâm nhập thị trường rồi thì mới ứng dụng công nghệ vào hệ thống hoạt động để đạt hiệu quả trong hoạt động kinh doanh.

Các thương hiệu nước ngoài đang dần thay đổi thói quen tiêu dùng của người Việt.
Các thương hiệu nước ngoài đang dần thay đổi thói quen tiêu dùng của người Việt.

Trước bối cảnh này, thanh toán phi tiền mặt với sự thuận tiện và đơn giản trong việc tiến hành các giao dịch tài chính đã mở ra một kỷ nguyên mới trong ngành bán lẻ và nhượng quyền thương mại, mang lại trải nghiệm thú vị cho khách hàng. 

Ví tiền được thu gọn hơn, không cần mang theo tiền mặt, thẻ tín dụng hoặc thậm chí xếp hàng để thực hiện giao dịch tại ATM.

Riêng đối với Việt Nam, các yếu tố thúc đẩy công nghệ trong ngành bán lẻ và nhượng quyền thương mại là những Tập đoàn lớn thâm nhập vào thị trường bắt buộc chuyển giao công nghệ để kết nối thị trường và khách hàng tiềm năng.

Người tiêu dùng dần chuyển sang xu hướng công nghệ số nên thị trường bán lẻ và nhượng quyền thương mại phải chủ động thay đổi và đáp ứng thị hiếu tiêu dùng. Sự phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp và dự án khởi nghiệp trong ngành absn lẻ và nhượng quyền thương mại cũng góp phần đẩy nhanh tiến trình xây dựng nền tảng mới cho ngành. 

Ông Trần Trọng Huy Thông, Trưởng phòng Marketing và Phát triển thương hiệu của Công ty Miniso Vietnam, cho biết tỷ lệ tăng trưởng chi tiêu của người tiêu dùng của Việt Nam trong giai đoạn 2011-2020 được dự báo sẽ thuộc loại cao nhất trong khu vực ASEAN, có thể đạt 8%/năm. 

Điều này mang đến cho các thương hiệu tiêu dùng nhiều cơ hội phát triển nhưng đòi hỏi vượt qua nhiều thách thức trong việc thói quen hành vi tiêu dùng người tiêu dùng thay đổi. 

Khách hàng trẻ tại Việt Nam sẵn sàng chi tiêu mạnh tay hơn, mong muốn mua sắm thuận tiện hơn với nhu cầu trải nghiệm mô hình mua sắm thuận tiện và nâng cao chất lượng cuộc sống hơn. 

Còn theo ông Đỗ Nguyên Ái, Giám đốc điều hành của ibox Mobile Serices Việt Nam, một số ưu điểm trong việc sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt là khách hàng có thể trả số tiền chính xác mà không phải lo lắng về việc nhận tiền trả lại từ người bán hàng.

Thêm vào đó, các chiến thuật quản lý thông tin khách hàng trở nên hữu hiệu khi người bán hàng cũng có tểh tích hợp hết tất cả các chức năng trên ứng dụng thanh toán không dùng tiền mặt. 

Đồng thời, đây còn là mô hình thực tế để người tiêu dùng không chỉ trải qua trải nghiệm mua sắm mà còn ứng dụng để tạo ra chương trình tiếp thị tích hợp cho hoạt động kinh doanh trong tương lai.

NGỌC DIỄM
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement