Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Thuốc "thổi bay" nồng độ cồn, liệu có đúng như quảng cáo?

Với tâm lý lo lắng về mức xử phạt nặng đối với lái xe uống rượu bia, nhiều người đã tìm ra cách đối phó với máy đo nồng độ cồn của lực lượng CSGT trong đó có: thuốc giải rượu cấp tốc.

Gây "sốt" trong những ngày qua là một loại sản phẩm "kẹo giải rượu " Hàn Quốc, được nhiều người bán hàng online quảng cáo trên mạng xã hội với nhiều tác dụng thần kỳ, đặc biệt là giúp người uống rượu bia lái xe tham gia giao thông "thoát kiểm tra nồng độ cồn ".

Một quảng cáo về kẹo giải rượu
Một quảng cáo về kẹo giải rượu

Khảo sát của PV Thanh Niên tại một số nhà thuốc ở TP.HCM, nhân viên bán thuốc cũng cho biết các loại thuốc giải rượu hiện bán rất ăn khách. 

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Đỗ Văn Đông, Phó Cục trưởng Cục Quản lý dược, Bộ Y tế, cho biết chưa một sản phẩm dược phẩm nào được cấp phép lưu hành tại Việt Nam có công dụng "thổi bay" nồng độ cồn. Theo ông Đông, ngay cả thế giới cũng chưa có loại thuốc nào chứng minh được công dụng này. 

Với 1 đơn vị cồn (tương đương 300 ml bia hoặc 30 ml rượu), cơ thể người phải mất 1 giờ đồng hồ mới đào thải hết. Trong trường hợp sử dụng thuốc, quá trình chuyển hóa có thể được đẩy nhanh hơn 30-45 phút. Tuy nhiên, để thổi bay nồng độ cồn tức khắc chỉ với vài viên thuốc là điều không thể.

Thực phẩm chức năng giúp đánh bay nồng độ cồn cấp tốc chính là đánh lừa người tiêu dùng
Thực phẩm chức năng giúp đánh bay nồng độ cồn cấp tốc chính là đánh lừa người tiêu dùng

Theo phân tích của dược sĩ, một số loại thuốc giải rượu có thể gây cảm ứng enzym gan, giúp gan tăng cường chuyển hóa, đào thải rượu nhưng chỉ được sử dụng trong trường hợp cấp cứu y khoa với các bệnh nhân bị ngộ độc rượu, nghiện rượu.

Các loại thuốc này cần có sự chỉ định nghiêm ngặt của bác sĩ. Thêm vào đó, trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh cần phải theo dõi chặt chẽ tại cơ sở y tế vì thuốc có thể gây ra phản ứng nguy hại cho sức khỏe.

Như vậy, hiện nay chỉ có một số thực phẩm chức năng có tác dụng hỗ trợ quá trình chuyển hóa, tăng việc đào thải qua gan, giảm hấp thụ rượu chứ không thể làm hết nồng độ cồn trong máu cũng như hơi thở. Việc các sản phẩm này có thể giải rượu thần tốc là không thể vì cần có một khoảng thời gian nhất định sau khi dùng thì sản phẩm mới phát huy tác dụng.

Hành vi lợi dụng Luật Phòng chống Tác hại Rượu bia để quảng cáo sản phẩm thuốc hay thực phẩm chức năng giúp đánh bay nồng độ cồn cấp tốc chính là đánh lừa người tiêu dùng.

  CSGT tiến hành kiểm tra người vi phạm nồng độ cồn

CSGT tiến hành kiểm tra người vi phạm nồng độ cồn

Mới đây, chính phủ ban hành Nghị định 100/2019/NĐ-CP thay thế Nghị định 46/2016/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Nghị định mới có hiệu lực từ ngày 1/1/2020, tức chỉ sau hai ngày ký.

Theo quy định mới thì mức phạt tiền sẽ là từ 6 đến 8 triệu đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.

Phạt tiền từ 30 đến 40 triệu đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở. Mức phạt cũ chỉ từ 1 tiệu đến 2 triệu đồng.

Như vậy sau khi có thông tin ban hành luật mới về vi phạm sử dụng rượu bia khi lái xe, theo thông số từ Ủy ban ATGT quốc gia (tính từ ngày 1/1-5/1), lực lượng chức năng đã xử phạt 1.518 người lái ô tô, xe máy vi phạm nồng độ cồn theo Nghị định số 100. Trong số những lái xe vi phạm bị xử lý, có nhiều người bị phạt với số tiền rất cao, ở mức 30-35 triệu đồng. Một số địa phương có kết quả xử lý cao là Tây Ninh, Bắc Giang, Đắk Lắk, Hà Nội, TPHCM, Nghệ An…

PHƯỢNG LÊ (t/h)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement