Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Thuế quan làm giảm lợi nhuận, nhiều doanh nghiệp tháo chạy khỏi Trung Quốc

Doanh nghiệp

06/09/2019 13:38

Cuộc chiến thuế quan Mỹ-Trung ngày càng gia tăng, khiến cho các công ty tại Trung Quốc ảnh hưởng nặng nề, buộc phải di chuyển sản xuất để bảo toàn lợi nhuận.

Với việc thuế quan ngày càng tăng khiến các công ty phải cắt giảm lợi nhuận, một số công ty ở châu Á đang trở về quê hương để sản xuất, hoặc di chuyển khỏi Trung Quốc nơi nhà máy của họ đang hoạt động.

Xu hướng dịch chuyển các nhà máy sản xuất về quê hương phổ biến nhất trong lĩnh vực máy móc và thiết bị điện tử ở Nhật Bản và Đài Loan, nơi các công ty đang di chuyển nhà máy để tránh thuế quan của Mỹ đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, theo công ty phân tích Nomura cho biết dựa trên dữ liệu của 56 công ty.

Cả Mỹ và Trung Quốc đã bị mắc kẹt trong cuộc tranh chấpthương mại dai dẳng trong hơn một năm qua. Cả hai bên đã áp đặt nhiều đợt thuế quan trừng phạt đối với hàng hoá trị giá hàng tỷ USD của nhau.

Do hậu quả của cuộc xung đột thương mại này, Đài Loan đã trở thành một nơi được hưởng lợi lớn từ các công ty dịch chuyển sản xuất trở lại quê hương, theo báo cáo của Nomura cho biết.

Dịch chuyển nhá máy

Theo dữ liệu của BộKinh tế Đài Loan (Trung Quốc), khoảng 40 công ty Đài Loan đang tìm cách chuyển các nhà máy của họ trở lại Đài Loan từ Trung Quốc, theo thông tin từ Nomura trích dẫn một báo cáo của South China Morning Post vào tháng 2/2019.

Đài Bắc đã và đang thúc đẩy sáng kiến ​​"Invest Taiwan" nhằm mục đích thu hút các công ty trở về nước. Theo chương trình này, các công ty có thể sử dụng các khoản vay chi phí thấp để trang trải chi phí di dời.

Việt Nam là quốc gia hưởng lợi lớn nhất từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung.
Việt Nam là quốc gia hưởng lợi lớn nhất từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung.

Điển hình như nàh sản xuất bảng mạch đài loan Flexium và Quanta đang di chuyển nhà máy về Đài Loan. SK Hynix, nhà sản xuất chip lớn thứ hai thế giới, cũng dang tìm cách chuyển sản xuất một số mô-đun chip nhất định về Hàn Quốc.

Đối với các công ty Nhật Bản, Mitsubishi Electric cũng đang di dời các nhà máy sản xuất cho đơn đặt hàng ở Mỹ từ cơ sở sản xuất của mình ở Đại Liên, Trung Quốc sang Nagoya ở Nhật Bản. Nhà sản xuất máy Toshiba Machine và Komastu đang lên kế hoạch cho các động thái tương tự, theo Nomura trích dẫn từ The Japan Times.

Các nhà kinh tế của Nomura là Sonal Varma và Michael Loo cho biết "Các xu hướng này phù hơp với sự phân kỳ xuất khẩu gần đây ở châu Á, là kết quả của sự chuyển hướng thương mại".

Các công ty, chẳng hạn như Dell, vốn đã lo ngại về chi phí lao động gia tăng ở Trung Quốc, cũng đã tận dụng cơ hội từ sự tranh chấp thương mại để đẩy nhanh việc di chuyển các nhà máy của họ ra khỏi Trung Quốc.

Theo Nomura, các công ty của Mỹ và Đài Loan chiếm hơn một nửa số công ty đang có kế hoạch di dời nhà máy sản xuất ra khỏi Trung Quốc.

Trước đó vào ngày 23/8, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã yêu cầu các công ty Mỹ chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc, khiến cho họ phải tìm kiếm quốc gia khác hoặc quay trở về Mỹ.

Theo các chuyên gia, ba lĩnh vực chiếm phần lớn di dời khỏi Trung Quốc là điện tử, may mặc và thiết bị điện. "Đây không chỉ là chuyển hướng thương mại ngắn hạn; di dời sản xuất trung hạn cũng đã bắt đầu", báo cáo của Nomura cho biết.

Các nền kinh tế được hưởng lợi nhiều nhất từ ​​cuộc chiến thuế quan chủ yếu ở châu Á, như Việt Nam, Đài Loan và Thái Lan. Bên ngoài châu Á, Mexico là một quốc gia nổi bật.

Theo phân tích của Nomura, Việt Nam là nền kinh tế duy nhất thu hút các công ty từ cả hai ngành công nghiệp có giá trị gia tăng thấp, như hàng may mặc và hàng tiêu dùng và các ngành có giá trị gia tăng cao như điện tử. Đối với Mexico, phần lớn là trong lĩnh vực điện tử và thiết bị điện.

MINH TUẤN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement