Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Thực phẩm có chất lượng tương đương xuất khẩu mới được vào TP.HCM

TP.HCM đang tiến đến việc lập một quy định kiểm soát riêng về chất lượng nông sản, thực phẩm từ các địa phương muốn đưa về thành phố tiêu thụ.

Thông tin được đại diện Sở Công thương TP.HCM chia sẻ tại buổi họp báo về hoạt động của đơn vị này trong 6 tháng đầu năm diễn ra cách đây ít ngày. Cơ sở để đơn vị này tự tin có thể thực hiện được kế hoạch trên là hiện 80% hàng hóa đưa vào tiêu thụ tập trung tại ba chợ đầu mối (Hóc Môn, Bình Điền, Thủ Đức), 20% còn lại là qua kênh phân phối hiện đại (siêu thị, cửa hàng, trung tâm thương mại...). 

Theo đại diện Sở Công thương TP.HCM, cơ chế quản lý thực phẩm từ trước đến nay tốn khá nhiều công sức, kinh phí… nhưng hiệu quả đem lại chưa thực sự như mong muốn. Thực phẩm bẩn, thực phẩm không an toàn vẫn tràn lan. Không chỉ với hàng hóa trong nước, mà hàng hóa nhập khẩu cũng khẩu cũng không khá hơn.

Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” kéo dài nhiều năm, khiến không ít các chuyên gia, đại biểu Quốc hội phải lên tiếng thay đổi cách làm, cần phải làm mới. Tất cả đều có mong muốn là làm sao không phải kêu gọi nữa, thay vào để làm sao để người tiêu dùng yên tâm tin vào chất lượng hàng hóa sản xuất trong nước. Hàng Việt Nam phải chinh phục được người Việt Nam.

Ông Nguyễn Nguyên Phương, Trưởng phòng Quản lý thương mại Sở Công thương TP.HCM cho rằng, rất nhiều  doanh nghiệp thừa khả năng làm ra các sản phẩm có thể đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe nhất của các thị trường nhập khẩu như Mỹ, EU… nhưng khi đưa ra tiêu thụ tại thị trường nội địa thì chất lượng hàng hóa không đảm bảo, không thể bằng sản phẩm xuất đi. Điều này dẫn đến việc người tiêu dùng không yên tâm với hàng hóa sản xuất trong nước.

Với những lý do này, TP.HCM tiến tới là địa phương đi đầu trong việc đưa ra các tiêu chuẩn quy định hàng hóa đưa về thành phố tiêu thụ phải đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn về chất lượng tương đương với tiêu chuẩn hàng hóa xuất khẩu đi các nước.

Bằng cách xây dựng một tiêu chuẩn riêng, yêu cầu nông sản, thực phẩm từ các địa phương muốn vào TP.HCM tiêu thụ phải đáp ứng những tiêu chuẩn này. Hiện Sở Công thương đã đề xuất cùng với hệ thống phân phối, cùng ba chợ đầu mối ngồi lại tính toán là xây dựng một quy chuẩn chung đối với hàng hóa đưa về TP.HCM tiêu thụ. Trong đó, chất lượng hàng hóa tối thiểu cũng đạt tiêu chuẩn VietGAP.

Quy định này nếu được áp dụng, kỳ vọng sẽ giải quyết được những bế tắc của ngành nông nghiệp, khi ngành này liên tục kêu gọi người nông dân sản xuất sạch, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP nhưng lại giải được bài toán là sản phẩm tiêu chuẩn đó bán đi đâu.

Nếu TP.HCM có quy định riêng, người sản xuất thấy được nhu cầu của TP.HCM cần những sản phẩm có chất lượng cao và tự họ muốn bán được hàng phải thay đổi phương thức sản xuất theo tiêu chuẩn. Chẳng hạn sản phẩm truy xuất nguồn gốc; sản phẩm phải được thu hoạch đảm bảo theo quy trình và được sơ chế, bảo quản cho khoa học, hiện đại…

Làm được điều này còn có thể giải được bài toán mất cân đối … được mùa mất giá. Vì bản thân các vùng sản xuất cũng muốn TP.HCM cho biết nhu cầu tiêu thụ bao nhiêu để họ cân đối sản xuất, sản lượng… Nếu sản xuất đúng sản lượng theo yêu cầu tiêu thụ sẽ không còn cảnh dư thừa phải giải cứu.

Chất lượng nông sản, thực phẩm về TP.HCM hiện vẫn gây lo ngại cho người tiêu dùng do chưa được kiểm soát tốt.
Chất lượng nông sản, thực phẩm về TP.HCM hiện vẫn gây lo ngại cho người tiêu dùng do chưa được kiểm soát tốt.

Cơ sở để TP.HCM có thể áp dụng quy định này và có thể khiến các địa phương có nguồn hàng phải theo là thành phố có lợi thế là có ba chợ đầu mối nông sản, thực phẩm, nơi tiếp nhận và phân phối tới 80% tổng lượng nông sản thực phẩm tiêu thụ của cả thành phố. Cộng với khoảng 20% hàng hóa lưu thông qua các kênh hiện đại (siêu thị, trung tâm thươnng mại, cửa hàng…).

Quy trình kiểm soát tại các kênh hiện đại hiện đã khá chặt chẽ, nên thành phố sẽ chú trọng giám sát nguồn hàng vào thông qua các chợ đầu mối. Khi đó sẽ kiểm soát được hơn 90% được chất lượng hàng hóa nông sản. Khi mà nông sản, thực phẩm kiểm soát  được dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (trong rau quả), kháng sinh, chất cấm trong thịt, thủy sản… người tiêu dùng hoàn toàn có thể yên tâm khi tiêu dùng.

Đại diện Sở Công thương TP.HCM cho rằng, quy định này hoàn toàn theo quy luật vận hành của thị trường, cơ quan quản lý nhà nước không can thiệp quá sâu vào quy trình sản xuất của doanh nghiệp mà chỉ giám sát trách nhiệm của các doanh nghiệp thông qua chất lượng sản phẩm lưu thông trên thị trường. Bản thân các nhà phân phối từ chối những sản phẩm không an toàn cũng hoàn toàn phù hợp với việc mua bán... được pháp luật cho phép. 

BẠCH TRANG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement