Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Thủ tướng: Việt Nam rất quyết liệt trong việc giảm thâm hụt thương mại với Mỹ

Ngân hàng

07/01/2021 20:25

Thủ tướng nêu rõ thông điệp Việt Nam rất quyết liệt trong triển khai các hành động cụ thể để giảm thâm hụt thương mại, chống gian lận xuất xứ. Quyết tâm cùng với Hoa Kỳ hướng tới cán cân thương mại bền vững.

Phát biểu tại hội nghị triển khai kế hoạch năm 2021 của ngành công thương ngày 7/1, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng chính sách tiền tệ của Việt Nam là nhằm đạt mục tiêu kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô, không nhằm tạo thế cạnh tranh trong thương mại. 

Về vấn đề thương mại với Hoa Kỳ, Thủ tướng nêu rõ thông điệp: “Chính phủ Việt Nam rất quyết liệt trong việc triển khai các hành động cụ thể để giảm thâm hụt thương mại, chống gian lận xuất xứ và chuyển tải bất hợp pháp. Quyết tâm cùng Hoa Kỳ thực hiện kế hoạch hành động chung, hướng tới cán cân thương mại hài hòa và bền vững. 

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết, kết thúc năm 2020, Việt Nam đã xuất khẩu được 281,5 tỷ USD, tăng 6,5% so với năm 2019, và là một trong những nền kinh tế có tốc độ xuất khẩu cao nhất trên thế giới.

Thủ tướng khẳng định Việt Nam quyết giảm thặng dư thương mại với Mỹ. Ảnh: VGP
Thủ tướng khẳng định Việt Nam quyết giảm thặng dư thương mại với Mỹ. Ảnh: VGP

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19; Việt Nam vẫn có 31 mặt hàng xuất khẩu trên 1 tỷ USD, trong đó có 9 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD và 6 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD. Xuất siêu ở mức cao kỷ lục 19,1 tỷ USD, ghi nhận 5 năm liên tiếp thặng dư cán cân thương mại.

Việt Nam vẫn duy trì được đà tăng trưởng ổn định trong hoạt động xuất nhập khẩu, với việc tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm thứ hai liên tiếp đạt trên 500 tỷ USD.

Đáng chú ý, năm 2020, Việt Nam đã đàm phán, ký kết và triển khai thực thi một loạt hiệp định thương mại tự do đạt được kết quả quan trọng, đặc biệt là các hiệp định như CPTPP, EVFTA, RCEP, UKVFTA...

Hội nhập kinh tế quốc tế đạt được nhiều kết quả quan trọng đã đưa Việt Nam trở thành một trong những nền kinh tế có độ mở lớn, và có quan hệ thương mại với trên 230 thị trường, trong đó có FTA với 60 nền kinh tế.

Năm 2021, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết ngành công thương đặt ra 7 mục tiêu để góp phần đạt tốc độ tăng trưởng GDP của cả nước năm 2021 tăng 6,5%.

Cụ thể, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng khoảng 8% so với năm 2020. Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 4-5% so với năm 2020. Cán cân thương mại tiếp tục duy trì xuất siêu. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng khoảng 8% so với năm 2020. Tăng trưởng thị trường thương mại điện tử B2C khoảng 20-22%. Tỷ lệ doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử đạt 55%.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng dù tác động của đại dịch COVID-19 nhưng sản xuất công nghiệp năm 2020 vẫn tăng trưởng dương; duy trì được sản xuất, xuất khẩu, tạo việc làm và thu nhập cho người lao động. Hàng hóa Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu. 

Thủ tướng đặc biệt đánh giá thương mại điện tử năm qua đã chứng kiến sự tăng trưởng bùng nổ. Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam 2020 thị trường ghi nhận 3,7 triệu đơn hàng được giao dịch trong 60 giờ, tăng đến 267% so với cùng kỳ 2019.

Phải coi doanh nghiệp là trung tâm đổi mới sáng tạo, là trọng tâm của sự phát triển ngành công thương. Ảnh: VGP 
Phải coi doanh nghiệp là trung tâm đổi mới sáng tạo, là trọng tâm của sự phát triển ngành công thương. Ảnh: VGP 

Năm 2021, Thủ tướng đề nghị ngành công thương cần xây dựng và hoàn thiện chính sách với tầm nhìn dài hạn, tạo môi trường hướng vào tăng năng suất, chất lượng, ổn định để thúc đẩy phân bổ và sử dụng nguồn lực xã hội.

Đặc biệt, ngành công thương phải coi doanh nghiệp là trung tâm đổi mới sáng tạo, là trọng tâm của sự phát triển, để tiếp tục tạo ra thay đổi, nâng cao sức cạnh tranh bằng việc tạo ra môi trường thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Lưu ý làm tốt hơn công tác thị trường, bao gồm cả dự báo, cân đối cung cầu, cả phát triển thị trường mới và xây dựng thương hiệu hàng hóa Việt Nam…

"Năm 2021, Quốc hội giao chỉ tiêu tăng trưởng GDP là 6%. Chính phủ phấn đấu đạt tăng trưởng 6,5%, với các động lực tăng trưởng chính là xuất khẩu, tiêu dùng, đầu tư. Để 'cỗ xe tam mã' này tiếp tục phát huy trong năm 2021 với quy mô lớn hơn, Thủ tướng đề nghị ngành công thương tiếp tục phấn đấu đạt kết quả mọi mặt tốt hơn năm 2020. 

“Trước mắt, toàn ngành phải lo phục vụ Tết cho nhân dân, không để thiếu hàng hóa, nhất là vùng xa, các trung tâm lớn”, Thủ tướng nói.

Q.HUY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement