Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Thông tin nổi bật tuần qua: 11 người tử vong do COVID-19, Bộ Công thương có quyết định về giá điện

Chính sách - Hạ tầng

09/08/2020 17:34

Viện Pasteur Nha Trang tạm ngưng xét nghiệm COVID-19, hoãn thi THPT Quốc gia đợt 1, nổ lớn ở Lebanon... là những tin tức đáng chú ý trong tuần qua.

Bộ Công Thương: Người dân có thể chọn biểu giá điện bậc thang hoặc một bậc vào năm 2021

Biểu giá điện đang được áp dụng.
Biểu giá điện đang được áp dụng.

Chiều 3/8, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, Bộ Công Thương đã thực hiện sửa đổi cải tiến biển giá bán lẻ điện. Bộ đã nghiên cứu sửa đổi biểu giá bán lẻ điện bậc thang, lấy ý kiến các cơ quan từ Quốc hội, hiệp hội ngành hàng và các địa phương, TTXVN đưa tin.

Thông qua tiếp thu ý kiến của các cơ quan, Bộ Công Thương sẽ triển khai các phương án để khách hàng có thể lựa chọn áp dụng biểu giá bán điện bậc thang hoặc giá điện một bậc, từ đó tăng sự lựa chọn cho khách hàng.

Theo ông Đỗ Thắng Hải, biểu giá điện mới sẽ được tiếp tục lấy ý kiến trong tháng 8/2020. Sau tháng này, biểu giá điện mới sẽ được trình Chính phủ để chính thức áp dụng từ đầu năm 2021.

Bệnh viện dã chiến Đà Nẵng điều trị COVID-19 xây dựng trong 4 ngày 

Khu vực sàn thi đấu chứa khoảng 240 giường bệnh. Ảnh: Bộ Y tế
Khu vực sàn thi đấu chứa khoảng 240 giường bệnh. Ảnh: Bộ Y tế

Chiều 5/8, Bệnh viện Dã chiến tại Cung Thể thao Tiên Sơn đã được bàn giao cho UBND Thành phố Đà Nẵng để đưa vào vận hành, tiếp nhận bệnh nhân. Bệnh viện dã chiến đã được lắp đặt 284 giường bệnh. Trong trường hợp dịch bùng phát mạnh, có thể lắp đặt thêm buồng, giường bệnh, đáp ứng tối đa 700-1.000 giường, thông tin từ Bộ Y tế. 

Bệnh viện dã chiến được đặt tại Cung thể thao Tiên Sơn (quận Hải Châu - TP Đà Nẵng), bắt đầu thi công ngày 1/8. Hơn 500 kỹ sư, cán bộ, công nhân Tập đoàn Sun Group đã trắng đêm không nghỉ làm việc 24/24 giờ để hoàn thành Bệnh viện chỉ trong gần 4 ngày, sớm 2,5 ngày so với dự kiến.

Đây được xem là bệnh viện dã chiến đầu tiên của Việt Nam xây dựng theo mô hình lắp modul theo tư vấn thiết kế của Trung tâm tư vấn xây dựng thuộc Sở Xây dựng thành phố Đà Nẵng, với hệ thống buồng/giường bệnh, xử lý nước thải, ánh sáng, vách ngăn... được thiết kế, lắp đặt theo tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng và Bộ Y tế.

Sở Y tế Đà Nẵng đã cử một phó giám đốc chuyên môn phụ trách bệnh viện này.  Bộ Y tế cũng điều động y tá, bác sĩ của các bệnh viện khác trong cả nước đến hỗ trợ Đà Nẵng.

Viện Pasteur Nha Trang tạm ngưng xét nghiệm COVID-19

Xét nghiệm SARS-CoV-2 tại Viện Pasteur Nha Trang. Ảnh: Internet
Xét nghiệm SARS-CoV-2 tại Viện Pasteur Nha Trang. Ảnh: Internet

Ngày 5/8, Viện Pasteur nhận hơn 1.700 mẫu bệnh phẩm từ các tỉnh gửi đến để xét nghiệm, nhưng sinh phẩm và vật tư chỉ còn đủ cho 1.300 mẫu. Viện phải làm công văn khẩn trình Bộ Y tế, nhờ các viện khác hỗ trợ hoặc cho mượn, theo NLĐO. 

Trước thực trạng trên, Viện phải ra thông báo không nhận mẫu từ 11 tỉnh miền Trung, đề nghị Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật các tỉnh chủ động trong việc xét nghiệm COVID-19. Địa phương nào quá tải xét nghiệm, gửi mẫu bệnh phẩm về Viện Pasteur thì phải kèm sinh phẩm, kit tách chiết, vật tư tiêu hao tương đương số lượng mẫu.

Với sự hỗ trợ kịp thời trong đêm 5/8 từ Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, OUCRU và một số doanh nghiệp, ngày 6/8 Viện Pasteur Nha Trang đã có sinh phẩm tách chiết, primer, probe, môi trường bảo quản mẫu… nên việc xét nghiệm tiếp tục thực hiện.

Sáng ngày 7/8, Viện Pasteur Nha Trang cho biết, cơ sở y tế này đã tiếp nhận lại mẫu bệnh phẩm xét nghiệm COVID-19 cho 11 tỉnh ở miền Trung.

Số người mắc COVID-19 tăng nhanh, Việt Nam đã có 11 ca tử vong

Trong tuần qua, dịch bệnh COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, lây lan nhanh trên thế giới với hơn 19,8 triệu người mắc và hơn 725 nghìn người đã tử vong.

Tính đến 14h00 ngày 9/8/2020, theo thống kê của worldometers.info, Việt Nam có 812 người mắc; 395 người điều trị khỏi, 10 người tử vong.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Bộ Y tế cho biết, đợt dịch lần này với ổ dịch là thành phố Đà Nẵng, tâm dịch lớn nhất tại Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng. Ngoài ra, đã xuất hiện nhiều ổ dịch nhỏ khác có nguy cơ lây nhiễm và bùng phát với 20 trường hợp được phát hiện ở Đà Nẵng và một số tỉnh, thành phố khác. Đây là các trường hợp đi tham quan, du lịch, làm việc tại Đà Nẵng (như các ca ở Hà Nội, Bắc Giang hay Lạng Sơn...)

So với tình hình dịch bệnh giai đoạn trước, các trường hợp lây nhiễm tại Đà Nẵng trong đợt dịch này khá đa dạng với nhiều hình thức lây nhiễm khác nhau, phổ biến nhất là lây nhiễm trong gia đình, lây sang cho người quen thường xuyên tiếp xúc, lây qua các sự kiện như đám ma, đám giỗ, đám cưới với hoạt động ăn uống tập thể. Cùng đó, đợt này, đã xuất hiện nhiều điểm lây nhiễm đáng lo ngại khác như bến xe, trường học, công ty và các cơ sở y tế...

Trong các hình thức này, lây nhiễm trong các hộ gia đình khá phổ biến, số lượng trường hợp mắc theo cụm gia đình rất cao. Đến nay có 78 trường hợp trong 27 cụm gia đình và cao hơn rất nhiều so với trong giai đoạn trước (chỉ có 2 cụm gia đình nhỏ). Đơn cử như có gia đình 7 người thuộc 3 thế hệ mắc COVID-19 (ở Hội An, Quảng Nam), hay gia đình 4 người ở Lạng Sơn.

Bên cạnh đó, do đặc điểm các hộ gia đình ở Việt Nam sống chung nhiều thế hệ, nên nguy cơ người già, trẻ em bị nhiễm bệnh trong gia đình là rất cao. Hiện tại, tỉ lệ trẻ em mắc COVID-19 là 2,7%, người già trên 60 tuổi là 30,6%.

Đà Nẵng và một số địa phương ở Quảng Nam hoãn thi THPT Quốc gia đợt 1

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Ngày 6/8, Bộ GD&ĐT đã có công văn gửi tới Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020, trong khi dịch COVID-19 đang có những diễn biến phức tạp.

Theo đó, thí sinh tại thành phố Đà Nẵng và 6 thành phố, thị xã, huyện của tỉnh Quảng Nam bao gồm thành phố Hội An, thị xã Điện Bàn, huyện Đại Lộc, huyện Quế Sơn, huyện Duy Xuyên và huyện Thăng Bình đang thực hiện cách ly xã hội sẽ lùi kỳ thi vào thời điểm thích hợp do địa phương đề xuất sau khi dịch COVID-19 đã được kiểm soát, đảm bảo an toàn cho công tác tổ chức thi.

Các thí sinh thuộc diện F1, F2 trong cả nước (nếu có) sẽ dự thi cùng thời gian với học sinh của 2 tỉnh thành trên.

Các địa phương còn lại tổ chức kỳ thi theo kế hoạch đã đề ra (từ ngày 8-10/8), với các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo hướng dẫn của Bộ Y tế và Bộ GD&ĐT.

Sai phạm tại dự án KĐTM Thủ Thiêm, 66 cán bộ bị kỷ luật

Toàn cảnh Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Ảnh minh họa.
Toàn cảnh Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Ảnh minh họa.

Ngày 7/8, Ủy ban Kiểm tra Thành ủy TP.HCM (UBKTTU TP.HCM) đã thông tin về kết quả xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên đối với vụ việc tại Dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm (dự án Thủ Thiêm). Cụ thể, Ban Thường vụ Thành ủy có văn bản báo cáo, đề nghị Ủy ban Kiểm tra Trung ương xem xét theo thẩm quyền đối với cán bộ.

Ba cán bộ Thành ủy viên nhiệm kỳ 2015 - 2020 là ông Tất Thành Cang, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Công trình Lịch sử TP.HCM, nguyên Giám đốc Sở Giao thông vận tải, bà Phan Thị Thắng, Phó Chủ tịch HĐND TP, nguyên Giám đốc Sở Tài chính, ông Bùi Xuân Cường, Trưởng Ban Quản lý Đường sắt đô thị TP, nguyên Giám đốc Sở Giao thông vận tải có khuyết điểm, vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật.

Tuy nhiên, do đến nay đã hết thời hiệu xử lý kỷ luật đảng nên Ban Chấp hành Đảng bộ TP thống nhất kết luận phê bình.

UBKT Thành ủy đã xem xét, thi hành kỷ luật đối với 5 người; xem xét hình thức kỷ luật đối với 6 người khác theo hình thức phê bình. Những người này vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật nhưng do đến nay đã hết thời hiệu xử lý kỷ luật đảng nên thống nhất kết luận phê bình.

Liên quan đến vụ việc, UBKT Thành ủy đã phê bình đối với 38 cán bộ khác do cùng chịu trách nhiệm liên quan việc tham mưu, tổ chức thực hiện dự án Thủ Thiêm nhưng chưa đến mức thi hành kỷ luật. Thống nhất chưa xem xét hoặc không xem xét 13 trường hợp có lý do cụ thể hoặc do đang mắc bệnh hiểm nghèo hoặc các trường hợp không phải là đảng viên.

Nổ lớn ở Beirut, Lebanon khiến 78 người đã thiệt mạng, hơn 4.000 người bị thương

Khung cảnh tan hoang sau vụ nổ kinh hoàng. Ảnh: AFP
Khung cảnh tan hoang sau vụ nổ kinh hoàng. Ảnh: AFP

Ngày 4/8, một vụ nổ lớn làm rung chuyển cảng Beirut, Lebanon đã khiến ít nhất 78 người đã thiệt mạng và hơn 4.000 người bị thương.

Trong số các nạn nhân thương vong có công dân của một số nước. Tại đây cũng có nhiều người Việt Nam đang học tập và lao động. Theo Đại sứ Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm tại Lebanon Trần Thành Công, vụ nổ đã làm 1 công dân Việt Nam bị thương, theo TTXVN.

Thủ tướng Hassan Diab cho biết thêm nhiều khả năng 2.750 tấn phân bón amoni nitrat được lưu trữ trong nhiều năm tại một nhà kho gần bến cảng ở thủ đô Beirut đã nổ tung, gây ra thảm họa.

Vụ nổ kinh hoàng xảy ra giữa đại dịch COVID-19 và một cuộc khủng hoảng kinh tế, có thể là tai họa khiến Lebanon đã ngã quỵ.

Ấn Độ: Máy bay chở 191 hành khách gãy đôi, ít nhất 20 người thiệt mạng

Chiếc máy bay bị trượt khỏi đường băng và lao xuống một con dốc sâu khoảng 10m. Ảnh: AFP.
Chiếc máy bay bị trượt khỏi đường băng và lao xuống một con dốc sâu khoảng 10m. Ảnh: AFP.

Vào lúc 7h44 tối 7/8 (giờ địa phương), chuyến bay chở 191 hành khách của hãng hàng không Ấn Độ Air India Express đến từ Dubai đã chệch khỏi đường băng và gãy làm đôi khi đang tìm cách hạ cánh tại sân bay Kozhikode thuộc bang Kerala. Ít nhất 20 người đã thiệt mạng, theo tờ Hindu.

Trong khi đó tờ Indiatimes cho biết, trong số những người thiệt mạng có cả phi công của chuyến bay này. Hãng tin AFP của Pháp ngoài những người tử nạn, còn rất nhiều hành khách bị thương đã được đưa tới bệnh viện. 

Theo truyền thông Ấn Độ, phi công điều khiển chiếc máy bay gặp nạn là cựu thành viên của lực lượng không quân nước này và vào thời điểm máy bay hạ cánh có mưa to tại sân bay.

(Tổng hợp)

AN LY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement