Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Thời gian thử việc người lao động trong bao lâu?

Cần biết

20/11/2019 17:22

Trường hợp người lao động phải thử việc tháng này qua tháng khác, đến khi nghỉ việc vẫn chưa được ký hợp đồng lao đồng và không được nhận lương xứng đáng.

Vấn đề pháp lý về ký kết hợp đồng lao động và hợp đồng thử việc trong quan hệ lao động ra sao?

Cơ sở pháp lý:

Bộ luật lao động năm 2012 

Nội dung tư vấn:

Thứ nhất người sử dụng lao động trước khi nhận người lao động làm việc chính thức thì có thể yêu cầu người lao động trải qua một thời gian thử việc, việc thử việc phải được thể hiện bằng hình thức hợp đồng thử việc được quy định trong bộ luật lao động 2012 như sau.

Thời gian thử việc người lao động trong bao lâu?

Điều 26. Thử việc

1. Người sử dụng lao động và người lao động có thể thoả thuận về việc làm thử, quyền, nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc. Nếu có thoả thuận về việc làm thử thì các bên có thể giao kết hợp đồng thử việc.

Nội dung của hợp đồng thử việc gồm các nội dung quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, g và h khoản 1 Điều 23 của Bộ luật này.

2. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động mùa vụ thì không phải thử việc."

Theo đó việc thử việc không được áp dụng với hợp đồng lao động mùa vụ, đối với hợp đồng không xác định thời hạn hoặc hợp đồng không xác định thời hạn thì có thể giao kết hợp đồng thử việc , tuy nhiên thời gian thử việc tối đa được quy định như sau:

Điều 27. Thời gian thử việc

Thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 1 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện sau đây:

1. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;

2. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.

3. Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác."

Tùy theo tính chất của công việc mà thời gian thử việc sẽ khác nhau đối với những công việc yêu cầu trình độ từ cao đẳng trở lên thì thời gian thử việc tối đa có thể là 60 ngày, đối với công việc yêu cầu trình độ trung cấp thì thời gian thử việc tối đa là 30 ngày, đối với những công việc khác thì thời gian thử việc là không quá 6 ngày.

Thời gian thử việc người lao động trong bao lâu?

Trong thời gian thử việc thì ngưởi sử dụng lao động phải đảm bảo trả đủ lương cho người lao động với mức lương tối thiếu như sau: 

Điều 28. Tiền lương trong thời gian thử việc

Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thoả thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó."

Sau khi kết thúc thời gian thử việc thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động nếu họ đáp ứng được yêu cầu của công việc mà công ty đưa ra:

Điều 29. Kết thúc thời gian thử việc

1. Khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.

2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận."

Mức lương chính thức trong hợp đồng lao động hiện tại thì phải bảo đảm tối thiểu bằng mức lương tối thiểu vùng. Mức lương tối thiểu vùng được quy định trong nghị định 122/2015/NĐ-CP như sau:

Điều 3. Mức lương tối thiểu vùng

1. Quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với doanh nghiệp như sau:

a) Mức 3,5 triệu đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I.

b) Mức 3,1 triệu đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II.

c) Mức 2,7 triệu đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III.

d) Mức 2,4 triệu đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV.

2. Địa bàn thuộc vùng I, vùng II, vùng III và vùng IV được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này."

Theo đó tùy từng tỉnh thì mức lương tối thiểu vùng sẽ khác nhau, phân loại vùng thì được thể hiện trong nghị định 122/2015/NĐ-CP. Trong đó tiền lương thử việc thì tối thiếu phải bằng 85% tiền lương của hợp đồng lao động chính thức, do đó nếu bạn chưa có thỏa thuận về tiến lương chính thức sau này thì bạn có thể tính 85% tiền lương tối thiểu vùng của tỉnh mình để biết tiền lương của mình có cao hơn mức đó không, nếu thấp hơn là không đúng.

Trường hợp thử việc ở vùng kinh tế - xã hội khó khăn

Tương tự một bạn đọc có thắc mắc như sau: "Em có ký hợp đồng làm việc với thời hạn 3 tháng thử việc với cơ quan Nhà nước ở vùng kinh tế - xã hội khó khăn. Như vậy em có thuộc đối tượng quy định tại Nghị định 116 năm 2010 được hưởng ưu đãi không ? Em xin chân thành cảm ơn!".

Điều 2 Nghị định 116/2010/NĐ-CP quy định về đối tượng áp dụng như sau:

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, bao gồm:

1. Cán bộ, công chức, viên chức và người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động, kể cả người tập sự, thử việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội từ Trung ương đến xã, phường, thị trấn;

2. Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan chuyên môn kỹ thuật và người hưởng lương từ ngân sách nhà nước, kể cả người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong quân đội nhân dân và công an nhân dân;

3. Các đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này công tác ở các xã không thuộc diện đặc biệt khó khăn thuộc các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ được áp dụng chính sách quy định tại Nghị định này.

Đối tượng quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này bao gồm người đang công tác và người đến công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn sau ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành."

Theo quy định này thì cán bộ, công chức, viên chức công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặt biệt khó khăn kể cả trong thời gian thử việc cũng thuộc đối tượng áp dụng của nghị định này. Bạn phải lưu ý là vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn chứ không phải khó khăn.

(Nguồn: LuatMinhKhue)

DƯƠNG THỤY(t/h)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement