Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Thoả thuận thương mại lớn nhất thế giới RCEP tác động gì đến kinh tế toàn cầu?

Kinh tế thế giới

12/11/2019 14:46

Sau hơn sáu năm đàm phán, hơn 10 ở Châu Á Thái Bình Dương hiện đang nhắm đến việc ký kết thỏa thuận thương mại lớn nhất thế giới vào năm 2020.

Thỏa thuận này được gọi là Đối tác kinh tế toàn diện khu vực châu Á-Thái Bình Dương (RCEP), liên quan đến tất cả 10 quốc gia từ khối Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và 5 đối tác thương mại lớn của khu vực này, bao gồm Úc, Trung Quốc, Nhật Bản, New Zealand và Hàn Quốc.

Tổng cộng, 15 quốc gia này chiếm khoảng 1/3 dân số thế giới và khoảng 1/3 tổng sản phẩm trong nước (GDP) toàn cầu. Bởi vậy, RCEP sẽ lớn hơn các khối thương mại khu vực khác như Liên minh châu Âu (EU) hay Thỏa thuận Mỹ-Mexico-Canada (USMCA).

Ban đầu, có 16 quốc gia tham gia đàm phán RCEP, nhưng cuối cùng Ấn Độ đã quyết định rút lui vì lo ngại thỏa thuận sẽ gây thiệt hại cho các nhà sản xuất trong nước.

Một tàu container chở hàng đậu ở cảng Thanh Đảo thuộc tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc - Ảnh: Getty/CNBC.
Một tàu container chở hàng đậu ở cảng Thanh Đảo thuộc tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc - Ảnh: Getty/CNBC.

Ý nghĩa của RCEP

RCEP được ra mắt vào tháng 11/2012 tại Phnom Penh, Campuchia như một sáng kiến ​​của ASEAN nhằm khuyến khích thương mại giữa các quốc gia thành viên và 6 quốc gia khác.

6 quốc gia này, bao gồm Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, New Zealand và Hàn Quốc, đều đã có thỏa thuận tự do mậu dịch (FTA) riêng lẻ với ASEAN. Với việc ký kết một thỏa thuận bao trùm là RCEP, thương mại giữa các quốc gia thành viên sẽ được thúc đẩy nhờ hàng rào thuế quan được hạ thấp, các quy định và thủ tục hải quan được quy chuẩn hóa, và cánh cửa thị trường được mở rộng hơn giữa các nước hiện chưa có FTA với nhau.

Tất cả 16 quốc gia bắt đầu đàm phán RCEP vào năm 2013,  trong khi một thỏa thuận thương mại lớn khác là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) cũng đang được đàm phán. Với sự vắng mặt của Trung Quốc trong TPP do Mỹ dẫn đầu, được dự đoán là thỏa thuận thương mại lớn nhất thế giới, nhiều nhà quan sát đã coi RCEP là cách để Bắc Kinh chống lại ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực.

Tuy nhiên, sau khi cầm quyền, Tổng thống Donald Trump đã rút Mỹ khỏi TPP vì cho rằng đây là một thỏa thuận tồi cho Mỹ. Các nước còn lại trong thỏa thuận, gồm Việt Nam và Nhật Bản, tiếp tục đàm phán, đi đến ký kết, và thực thi TPP từ cuối năm 2018. Thỏa thuận này đã được đổi tên thành Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Cấu trúc của RCEP.
Cấu trúc của RCEP.

Sau khi rút Mỹ khỏi TPP, ông Trump đã áp thuế quan lên nhiều mặt hàng từ các đối tác thương mại của Mỹ mà ông cho là có hành vi thương mại bất bình đẳng. Đặc biệt, cuộc chiến thương mại mà ông châm ngòi với Trung Quốc đã kéo dài hơn 1 năm rưỡi, gây sụt giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu và đến nay vẫn chưa có hồi kết.

Trong bối cảnh như vậy, sự cấp bách phải hoàn tất RCEP càng gia tăng.

RCEP sẽ làm gì?

Văn bản cuối cùng với các chi tiết của thỏa thuận thương mại sẽ thông qua các đánh giá pháp lý trước khi được ký kết và phát hành.

Báo cáo phân tích và truyền thông cho biết RCEP chủ yếu có lợi cho thương mại hàng hóa vì nó sẽ giảm dần thuế quan đối với nhiều sản phẩm. Ngoài ra, thỏa thuận sẽ cho phép các doanh nghiệp bán cùng một hàng hóa trong khối nhưng không cần phải điền vào giấy tờ riêng cho từng điểm xuất khẩu, Reuters đưa tin.

Deborah Elms, giám đốc điều hành tại Trung tâm tư vấn thương mại châu Á, nói với Reuters rằng sẽ giúp các nhà sản xuất châu Á bán nhiều sản phẩm của họ cho phần còn lại của khu vực.

Bà Deborah Elms, Giám đốc công ty tư vấn Asian Trade Centre, nói rằng cách này sẽ giúp các nhà sản xuất châu Á bán được nhiều sản phẩm hơn tại thị trường khu vực. Đối với các công ty xuất khẩu hàng hóa ra ngoài khối, việc xây dựng chuỗi cung ứng trong các nước RCEP cũng mang lại nhiều lợi ích hơn.

Tuy nhiên, RCEP bị cho là thiếu chất lượng và quy mô như CPTPP. Cụ thể hơn, RCEP không có cam kết của các quốc gia thành viên về bảo vệ quyền của người lao động và bảo vệ môi trường như CPTPP. Chưa kể, RCEP cũng bao trùm ít ngành dịch vụ hơn, và đây chính là một lý do được cho là khiến Ấn Độ rút lui..

Vai trò của Ấn Độ

New Delhi tham gia đàm phán RCEP từ đầu, nhưng mới đây đã rút lui khỏi thỏa thuận, vì lo ngại không bảo vệ được các nhà sản xuất trong nước. Sự thận trọng của Ấn Độ chính là một trong những rào cản chính đối với tiến trình đàm phán RCEP gần đây.

Người dân Ấn Độ biểu tình chống đối tham gia RCEP.
Người dân Ấn Độ biểu tình chống đối tham gia RCEP.

Một số thành viên RCEP, trong đó có Nhật Bản, xem sự tham gia của Ấn Độ vào thỏa thuận có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trên phương diện kinh tế cũng vai trò của nước này như một đối trọng với Trung Quốc, theo công ty tư vấn rủi ro Eurasia Group. Điều này dễ hiểu bởi Ấn Độ là nền kinh tế lớn thứ ba châu Á và là một thị trường tiêu dùng lớn.

Công ty tư vấn The Economist Intelligence Unit (EIU) dự báo rằng cho dù Ấn Độ rút lui, 15 nước còn lại trong RCEP vẫn sẽ đưa thỏa thuận vào thực thi. "Không có Ấn Độ, RCEP giảm tầm quan trọng, nhưng con đường tiến tới thực thi thỏa thuận này trở nên êm ái hơn", một báo cáo của EIU viết.

MINH TUẤN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement