19/07/2019 16:23
Thỏa thuận hạt nhân Iran thất bại tác động lên giá dầu và căng thẳng quân sự thế nào?
Thoả thuận hạt nhân Iran gần như đã chết, chỉ sau một năm khi Mỹ tuyên bố rút khỏi và áp dụng các lệnh trừng phạt lên Iran.
Hồi tháng 5/2018, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố rút khỏi Kế hoạch Hành động Chung Toàn diện (JCPOA) thỏa thuận hạt nhân được ký giữa Tehran và 6 cường quốc hồi năm 2015, khiến căng thẳng giữa Washington và Tehran leo thang.
Anh, Pháp và Đức, những quốc gia đồng ký kết thỏa thuận đã gây sức ép trong nhiều tháng để thuyết phục Iran tiếp tục thực hiện cam kết trong hiệp định. Tuy nhiên, Iran cho rằng châu Âu đã làm "quá ít, quá muộn" để cứu vãn hiệp ước và không thể bảo vệ lợi ích kinh tế của Iran khỏi các lệnh trừng phạt của Mỹ.
“Iran vẫn cần một vài năm nữa để phát triển thành công vũ khí hạt nhân, vì vậy chúng tôi nghĩ rằng vẫn còn một cơ hội, dù nhỏ, để giữ cho thoả thuận hạt nhân được tiếp tục thực hiện”, Ngoại trưởng Anh Jeremy Hunt nói.
Căng thẳng ở Iran đang gia tăng. |
Các nhà lập pháp châu Âu khác đang lo lắng và nhấn mạnh những nguy cơ giết chết thoả thuận, trong khi Tehra cho biết họ sẽ tuân thủ thoả thuận hạt nhân nếu các quốc gia EU bất chấp lệnh trừng phạt của Mỹ nối lại giao thương với Iran - điều mà dường như không thể hoặc EU không muốn.
Đối với nhiều người theo dõi diễn biến ở Iran, thoả thuận này đã sụp đổ. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu nó chính thức kết thúc, và hậu quả cho thế giới là gì?.
Tác động lên giá dầu
Hướng đi của giá dầu sẽ phụ thuộc vào những hành động của Iran đối với chương trình hạt nhân sau khi thoả thuận JCPOA bị chấm dứt, và chiến lược của Tehran có thể kích hoạt một phản ứng quân sự hay không vẫn là một câu hỏi đáng ngại.
"Nếu thỏa thuận chết và Iran bắt đầu làm giàu uranium ở mức 20%, chúng ta sẽ tiến gần hơn đến một cuộc đối đầu quân sự liên quan đến Mỹ và Iran hoặc có khả năng là Israel và Iran", Helima Croft, người đứng đầu chiến lược hàng hóa toàn cầu tại RBC Capital Markets, nói với CNBC hôm 18/7." Một cuộc đối đầu quân sự thực sự hoặc thậm chí là các cuộc đình công quân sự sẽ hạn chế khả năng giá cả tăng vọt tạm thời.
Người phát ngôn Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Iran Behrouz Kamalvandi, phát ngôn viên chính phủ Ali Rabiei và Thứ trưởng Ngoại giao Abbas Araghchi trong buổi họp báo ở phủ tổng thống tại Tehran hôm 7/7. Ảnh: AFP. |
Các nhà lãnh đạo Iran trước đó đã nhiều lần tuyên bố họ không sản xuất vũ khí hạt nhân, mà là năng lượng hạt nhân dân sự. Nhưng trước khi thoả thuận 2015 có hiệu lực, nước này đã làm giàu uranium - nguyên liệu phân hạch cần thiết cho một quả bom hạt nhân - ở mức 20%, vượt xa mức 3,67% cần thiết cho một chương trình năng lượng dân dự.
Các nhà phân tích của công ty kinh tế Capital có trụ sở tại London cho biết trong một cuộc nghiên cứu vào tuần trước, nếu chiến tranh nổ ra, chúng tôi ước tính rằng giá dầu sẽ nhanh chóng tăng lên khoảng 150 USD/thùng sau khi bùng nổ chiến sự. 20 triệu thùng dầu thô mỗi ngày được sản xuất ở Vịnh Ba Tư. Xung đột có thể thúc đẩy việc đóng cửa eo biển Hormuz, nơi có một phần ba lượng dầu trên biển của thế giới đi qua.
Phản ứng của quân đội Mỹ
Hầu hết các nhà phân tích cho rằng chiến tranh ở Vịnh Ba Tư là điều không thể xảy ra, nhưng họ lo ngại với mức độ căng thẳng quá cao và không có kênh liên lạc ngoại giao, một tính toán sai lầm đơn giản cũng có thể gây ra một cuộc xung đột nghiêm trọng.
Tổng thống Donald Trump không hề muốn có chiến tranh xảy ra với Iran. |
"Đối với Mỹ, tôi nghĩ tất cả phụ thuộc vào những cân nhắc chính trị trong nước của Trump và những cố vấn quân sự của ông", ông Richard Nephew, một cựu quan chức Mỹ nay làm việc tại ĐH Columbia trả lời CNBC.
Với chiến dịch tái tranh cử của mình đang được tiến hành, cùng với đó là cam kết dài hạn chấm dứt các cuộc chiến ở Trung Đông của Mỹ, những hành động gần đây đối với việc Iran bắn hạ một máy bay không người lái của Mỹ vào tháng 6, và sau đó huỷ bỏ một cuộc tấn công trả đũa theo kế hoạch, cho thấy Donald Trump rất miễn cưỡng trong việc thực hiện chiến tranh.
Tuy nhiên, vào ngày 18/7 ông đã xác nhận rằng một tàu Hải quân Mỹ đã bắn hạ một máy bay không người lái của Iran trong một động thái phòng thủ tại eo biển Hormuz.
Ông Nephew tin rằng Iran sẽ thận trọng trong việc phát triển vũ khí hạt nhân, vì một số chuyên gia an ninh cho rằng, Mỹ có thể tấn công phá huỷ các cơ sở hạt nhân của Iran nếu xung đột xảy ra.
"Về năng lực quân sự, Mỹ có sức mạnh hơn nhiều so với Iran", Michael Rubin, cựu quan chức Lầu Năm Góc và học giả thường trú tại Viện Doanh nghiệp Mỹ ở Washington, D.C.
Israel lên tiếng
Về phần mình, Israel tuyên bố sẽ sử dụng mọi biện pháp cần thiết để ngăn Iran phát triển bom hạt nhân. Từ năm 2010 đến 2012, cơ quan tình báo Israel, Mossad, được cho là đứng đằng sau vụ ám sát bốn nhà khoa học hạt nhân hàng đầu của Iran, và vào năm 2007, họ đã thực hiện một cuộc không kích chống lại một cơ sở hạt nhân bị nghi ngờ ở Syria.
Nếu Israel tấn công Iran, câu hỏi lớn sẽ là liệu Mỹ có làm theo hay không và Iran sẽ trả lời như thế nào, điều mà một số nhà phân tích cho rằng có thể sẽ xảy ra thông qua các cuộc tấn công bằng tên lửa của tổ chức Hezbollah ở Lebanon.
Tamas Varga, một nhà phân tích kinh doanh tại PVM Oil Associates ở London cho biết, "Động thái của Mỹ liên quan đến chiến tranh rất khó để xảy ra, đặc biệt là khi cuộc bầu cử 2020 đang diễn ra".
"Với chiến dịch tranh cử tổng thống của Mỹ đang diễn ra, điều cuối cùng Donald Trump cần là sự tăng vọt của giá xăng bán lẻ trong nước", theo ông Varga.
Mối đe dọa hạt nhân sẽ như thế nào?
"Cho đến nay, chương trình hạt nhân của Iran vẫn như vậy kể từ khi thoả thuận được ký kết, vẫn còn là một chặng được dài để một quả bom hạt nhân được chế tạo ra", theo các nhà khoa học được phỏng vấn bởi CNBC.
Nhà phân tích Tamas Varga cho rằng rủi ro xuất hiện chiến tranh hạt nhân sẽ rất khó, tuy nhiên ông cũng lưu ý mức làm giàu uranium của Iran đang ở mức 4.5%, vẫn đủ điều kiện để làm uranium có độ giàu thấp. Chính sách tạo áp lực tối đa từ ỹ đang có tác động tàn phá khủng khiếp lên nền kinh tế Iran và đang kéo dài.
Nephew, cựu đàm phán Bộ Ngoại giao cho rằng, mối đe doạ về hạt nhân có thể xảy ra, nhưng không chắc nó sẽ giữ nguyên trong thời gian dài.
"Ở trong nước, nhiều chính trị gia Iran rất phản đối các cuộc đàm phán với Mỹ trong khi các biện pháp trừng phạt vẫn đang được đưa ra, thật khó để tìm ra các giải pháp làm giảm sự tức giận đó".
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp