19/04/2019 14:10
Thiếu nhân lực, chủ cửa hàng tiện lợi ở Nhật Bản cũng phải đứng bán hàng
Bên cạnh văn hóa, ẩm thực, hệ thống siêu đường sắt, một trong những điều gây ấn tượng nhất với du khách khi đến Nhật Bản là các cửa hàng tiện lợi với sản phẩm đa dạng và hoạt động 24 giờ.
Nhật Bản đang cố gắng “cầm cự” để có thể duy trì mở sửa suốt cả ngày giữa bối cảnh ngành bán lẻ, vốn phát triển như vũ bão trong suốt thời gian qua. Những hệ thống cửa hàng tiện lợi này đang đứng trước nguy cơ không thể vận hàng liên tục 24/7 giờ vì thiếu lao động trầm trọng.
Theo thống kê của Bộ Lao động Nhật Bản, tỷ lệ thất nghiệp của Nhật đã xuống tới mức tương tự năm 1992 khoảng 2,3%. Tình trạng thiếu nguồn cung lao động tại Nhật rất lớn trên mọi lĩnh vực. Từ lĩnh vực xây dựng cho đến dịch vực chăm sóc y tế, chăm sóc sức khỏe.
Sắp tới Nhật đăng cai Olympics Tokyo 2020 thì nhu cầu lực lượng lao động sẽ càng lớn hơn cho nên nguồn lao động cho xây dựng sẽ càng thiếu nghiêm trọng.
Một trong những nguyên nhân thiếu nguồn cung lao động tại Nhật là do dân số Nhật ngày càng già đi nhanh chóng. Thực trạng thiếu lao động, chuỗi các cửa hàng tiện lợi hoạt động 24/7 sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất do việc thiếu hụt nhân viên.
Nhiều chủ doanh nghiệp đang nghĩ đến phương án phải giảm bớt thời gian bán hàng. Theo thông tin của đại diện hệ thống FamilyMart UNY Holdings vào tuần trước, họ đang tiến hành thống nhất phương án chạy thử nghiệm một số cửa hàng giảm thời gian hoạt động trước tình trạng nguồn cung lao động thiếu. Việc này họ dự tính thay đổi cho đến khi có thể thuê đầy đủ nhân viên đảm bảo cho việc vận hành của hệ thống.
Bộ Kinh tế, thương mại và Công nghiệp Nhật cho biết theo khảo sát có hơn 61% hệ thống cửa hàng tiện lợi hoạt động dưới hình thức nhượng quyền kinh doanh đang thiếu nhân viên nghiêm trọng. Tính từ năm 2014 cho đến nay việc không đủ lao động, con số này đã tăng lên gấp ba lần.
Nhiều chủ chuỗi hệ thống cửa hàng tiện lợi phải đứng ra bán hàng, thời gian có thể kéo dài lên đến 18 tiếng một ngày. Họ vô cùng mệt mỏi. Vì đây là quy định trong thỏa thuận ký kết hợp đồng cho việc nhượng quyền kinh doanh cửa hàng, thời hạn này có khi kéo dài đến 15 năm.
Như Thương hiệu 7–Eleven cho biết trước đây họ rất nguyên tắc buộc các cửa hàng nhượng quyền phải nghiêm túc thực hiện theo thỏa thuận hợp đồng. Dù thực trạng tại Nhật đang thiếu nguồn cung lao động trầm trọng.
Tương tự chuỗi 7-Eleven, FamilyMart cũng sẽ chạy thử nghiệm giảm thời gian bán hàng của khoảng 270 cửa hàng kế hoạch bắt từ tháng 6 tới này cho đến cuối năm. Hiện FamilyMart có hơn 16.000 cửa hàng tiện lợi hoạt động ở Nhật.
Các đại diện thương hiệu của chuỗi cửa hàng tiện lợi cho biết, họ buộc phải linh động trong việc thực hiện các thỏa thuận điều khoản hợp đồng đã ký kết với khách hàng, người nhượng quyền. Do thiếu nguồn cung lao động, hiện đã có hơn 153 doanh nghiệp hoạt động tại Nhật Bản phải phá sản. Con số này tăng 44% so với năm ngoái.
Roy Larke, biên tập viên trang web JapanConsuming.com, người dành phần lớn thời gian nghiên cứu ngành bán lẻ Nhật Bản, cho biết lĩnh vực này thực sự đã bão hòa và khó có thể phát triển thêm được nữa.
“Chúng ta đã có quá nhiều các cửa hàng tiện lợi, thậm chí cửa hàng này nằm sát vách cửa hàng kia. Số lượng đó đã vượt quá tầm 10% so nhu cầu thật sự”, ông chia sẻ.
Hiện Nhật Bản đã phải vật lộn với tỷ lệ sinh thấp trong hàng thập kỷ qua. Tuy nhiên, không giống nhiều nước công nghiệp khác có tỷ lệ sinh thấp, quốc này không thể cải thiện tình hình bằng cách tăng số lượng người nhập cư.
Bộ Y tế Nhật Bản mới đây dự báo: Đến năm 2060, tổng dân số của nước này thậm chí sẽ giảm xuống chỉ còn 86,74 triệu người, so với con số 126,26 triệu của hiện tại.
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp