Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Thiếu chip toàn cầu ảnh hưởng đến ngành công nghệ ra sao?

Số hóa

06/04/2021 09:51

Sự thiếu hụt bắt nguồn từ sự kết hợp của nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm việc các nhà sản xuất ô tô phải đóng cửa nhà máy trong đại dịch COVID-19 vào năm ngoái cũng như cạnh tranh chip cho các thiết bị điện tử tiêu dùng tăng mạnh.

“Cơn ác mộng” của ngành công nghệ, đặc biệt là smartphone

Nhu cầu về chip bất ngờ tăng cao ở một số ngành như smartphone và máy tính trong giai đoạn COVID-19 do nhiều người phải làm việc và học tập từ xa, báo hiệu tình trạng thiếu hụt chip chưa từng có tiền lệ trên toàn cầu.

Các hãng sản xuất ô tô đầu tư vào xe điện công nghệ cao, doanh số bán TV và máy tính gia đình bùng nổ, cũng như nhiều hãng ra mắt máy chơi game mới và điện thoại di động hỗ trợ 5G, tất cả các mặt hàng này đều cần chip máy tính đã đẩy nhu cầu lên cao.

Từ những đơn hàng bị chậm trễ, nguồn cung linh kiện cho thiết bị gia dụng thiếu hụt cho tới điện thoại thông minh bị đội giá, toàn cầu đang đối mặt với cuộc khủng hoảng thiếu chíp bán dẫn chưa từng có.

chips.jpg
Tình trạng thiếu hụt có nguy cơ kéo dài do việc phong tỏa và hạn chế đi lại khiến người tiêu dùng có xu hướng tăng cường mua các đồ điện tử có thể kết nối mạng.

Lúc này, các nhà sản xuất chíp đang phải gồng mình phục vụ những thương hiệu công nghệ lớn như Apple. Nhất là khi mà điện thoại di động 5G và Internet bùng nổ sau đại dịch.

Cùng với đó là lệnh cấm vận của Mỹ nhằm vào các hãng công nghệ Trung Quốc càng khiến cuộc khủng hoảng thiếu chíp thêm trầm trọng.

TSMC và Samsung – hai hãng chip lớn nhất châu Á chịu trách nhiệm sản xuất silicon tiên tiến cho thế giới đã không đáp ứng được nhu cầu của các hãng công nghệ.

Ngay cả hãng công nghệ Apple, một công ty có vốn điều lệ trị giá 2 tỷ USD, cũng là nhà mua chất bán dẫn lớn nhất thế giới khoảng 58 tỷ USD mỗi năm, cũng đã buộc phải trì hoãn việc ra mắt iPhone 12 vào năm ngoái do tình trạng khan hiếm chip.

gpu-shortages.jpg

Nhà phân tích công nghệ và truyền thông tại Mirabaud Neil Campling cho biết: “Chip là tất cả". Theo Neil Campling: "Có một cơn bão hoàn hảo về các yếu tố cun - cầu đang diễn ra ở đây.

Nhưng về cơ bản, các nhu cầu mới không được theo kịp, mọi người đều bị rơi vào trạng thái khủng hoảng và tình hình ngày càng trầm trọng hơn".

Đến ngành ô tô thế giới thêm điêu đứng vì thiếu chip

Hãng sản xuất xe hơi Ford gần đây cho biết lợi nhuận có thể sụt giảm lên tới 2,5 tỷ USD trong năm nay do tình trạng thiếu chip, trong khi Nissan đang ngừng sản xuất tại các nhà máy ở Mexico và Mỹ.

Ngoài ra, hãng General Motors cũng cho biết họ có thể phải đối mặt với mức sụt giảm lợi nhuận 2 tỷ USD.

_116818487_chip1.jpg

Tháng trước, Sony, cùng với các nhà sản xuất các thiết bị chơi game khác đã phải vật lộn với tình trạng thiếu hàng từ năm ngoái, cho biết họ có thể không đạt được mục tiêu doanh số cho dòng PS5 mới trong năm nay vì vấn đề nguồn cung chất bán dẫn.

Tuy nhiên, ví dụ điển hình nhất về cuộc khủng hoảng chất bán dẫn lại đến từ Samsung, công ty mua chip lớn thứ hai thế giới chỉ sau Apple khi hãng công nghệ này bán được 56 tỷ USD chất bán dẫn nhưng lại phải chi tiêu tới 36 tỷ USD để mua chip, cho thấy họ có thể phải trì hoãn việc ra mắt một trong những sản phẩm của chính mình.

49c415f8-0187-494d-a6ee-0947e9d79b5c.jpg
Các hãng sản xuất ô tô, từ Toyota Motor Corp. đến Volkswagen AG đều bị nguy cơ không có đủ linh kiện để hồi phục ngành sản xuất ô tô sau đại dịch.

Ngành công nghiệp sản xuất ô tô toàn cầu đã phải chi khoảng 37 tỷ USD để mua chip. Điển hình, hãng Toyota và Volkswagen đã phải chi hơn 4 tỷ USD mỗi năm để mua thiết bị này.

Theo các nhà nghiên cứu thị trường, sự thiếu hụt chip có vẻ vẫn sẽ tiếp diễn trong một thời gian nữa.

Người tiêu dùng trên toàn thế giới hiện đang phải đối mặt với sự gia tăng về giá cả đối mặt hàng thiết bị diện tử.

Các chuyên gia cũng cảnh báo sẽ mất thời gian để giải quyết tình trạng mất cân bằng nguồn cung chip.

Với sự ảnh hưởng của việc thiếu chip toàn cầu, khách hàng nên dần quen với việc giá bán smartphone, máy chơi game, TV, bộ xử lý đồ họa (GPU) và ô tô trong năm 2021 sẽ đắt hơn. Thậm chí có thể “cháy hàng”.

LAN ANH
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement