Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Thị trường tuần qua: Giá thịt heo cao hơn thịt bò, Black Friday đìu hiu

Thị trường 24h

01/12/2019 08:56

Black Friday không còn là ngày mua sắm điên cuồng như trước kia. Cảnh tượng đìu hiu là tình trạng hiện tại của rất nhiều cửa hàng và trung tâm thương mại.

Hệ thống siêu thị Co.opmart bắt đầu giảm giá hàng tết sớm

Cụ thể, đợt 1 từ ngày 28/11 đến 11/12/2019, hệ thống siêu thị Co.opmart, Co.opXtra trên cả nước sẽ áp dụng chương trình “Black Friday – Sale chạm đáy mùa cuối năm” với 3 nhóm hàng giảm giá mạnh là đồ điện gia dụng, hóa phẩm và may mặc giảm giá đến 50%, các nhóm hàng còn lại giảm giá trung bình 10% đến 25%. Theo đó, có khoảng 1.000 các loại nồi cơm điện, bình đun siêu tốc, nồi thủy tinh, bếp hồng ngoại, bếp ga, … giảm giá từ 25% đến 50%;

Thị trường tuần qua: Giá thịt heo cao hơn thịt bò, Black Friday đìu hiu

Các loại bột giặt, nước giặt, nước rửa chén, nước tẩy, dầu gội đầu, sữa tắm, sữa rửa mặt, … giảm giá trung bình 10% đến 30%; Nhóm may mặc cơ bản gồm áo sơ mi công sở, quần jean, áo thun, các loại khăn cũng giảm giá đến 50%. Ngoài ra còn có chương trình tặng điểm thưởng gấp từ 2 đến 6 lần cho khách có thẻ Thành viên Saigon Co.op.

Ông Nguyễn Anh Đức – Phó Tổng Giám đốc thường trực Saigon Co.op cho biết, để giúp giảm tải áp lực mua sắm dồn về những ngày cuối năm, trong những năm qua hệ thống bán lẻ của Saigon Co.op đã áp dụng giảm giá hàng hóa tết sớm và được đông đảo người tiêu dùng nhiệt tình ủng hộ. Chương trình được thiết kế khoa học, phù hợp với thói quen của người tiêu dùng hiện đại. Việc chủ động tạo trữ lượng hàng hóa dài hạn cũng giúp Saigon Co.op và các nhà cung cấp có kế hoạch sản xuất phù hợp, từ đó giảm chi phí nên có thể giảm giá sản phẩm, trực tiếp chia sẻ áp lực chi tiêu với người tiêu dùng.

Lê má hồng Trung Quốc giá chỉ bằng một nửa lê thông thường

Theo nhiều người bán lê má hồng trên các tuyến đường tại TP.HCM đều giới thiệu nguồn gốc của chúng là từ Nam Phi hoặc Đà Lạt. Tuy nhiên, nhìn về vẻ bề ngoài, chất lượng và giá cả thì có thể biết được nguồn gốc thật sự của lê má hồng này là từ Trung Quốc .

Chị Hoa, chủ xe trái cây bán dạo trên đường Quang Trung (Gò Vấp) cho biết, mỗi ngày chị bán ra 30kg lê "tí hon", đây là lê có nguồn gốc từ Nam Phi và chỉ mới xuất hiện được hơn tháng nay, nên rất nhanh hết hàng phải đi sớm lấy mới còn hàng để bán.

Thị trường tuần qua: Giá thịt heo cao hơn thịt bò, Black Friday đìu hiu

"Loại này được nhiều khách yêu thích vì chúng bé xíu nhưng lại khá ngon. Nhiều khách lo hàng Trung Quốc nhưng đây là loại lấy từ miền Bắc.", chị Hoa khẳng định và cho rằng, chuyên bán cho các đầu mối mua hàng quen nên khách mua lần một vẫn quay lại mua lần 2, lần 3. Một kg lê "tí hon" khoảng 25-30 trái.

Cũng trao đổi với VnExpress, đại diện Chợ đầu mối nông sản Thủ Đức cho biết, lê "má hồng" đa phần được nhập từ Nam Phi. Tuy nhiên, lê Nam Phi vỏ xanh và kích cỡ lớn hơn so với sản phẩm đang bán nhiều trên thị trường. 

Hiện tại, lê má hồng Nam Phi có giá từ 85.000-90.000 đồng/kg trên các trang mạng mua bán điện tử hoặc các cửa hàng kinh doanh trái cây nhập. 

Sâm Ngọc Linh được rao bán như rau trên mạng xã hội

Được xem là “Quốc bảo” của Việt Nam, hiện nay sâm ngọc linh được bày bán tràn lan tại nhiều cơ sở kinh doanh và trên các trang mạng xã hội.

Khi PV nhắn tin hỏi mua hàng tại một trang chuyên cung cấp sâm Ngọc Linh trên Facebook, người bán giới thiệu mặt hàng này luôn có sẵn, nhiều loại sâm từ loại 14-16 củ/kg tới to hơn là 4-6 củ/kg và cam kết 100% là sâm Ngọc Linh "xịn", muốn mua bao nhiêu cũng có. Để khách yên tâm, chủ tài khoản này còn trấn an: "Nếu không tin tưởng, anh có thể mua rồi mang mẫu đi kiểm nghiệm, không đúng em hoàn lại tiền" – người này nói và cho biết nếu mua từ 5 lạng trở lên sẽ cho người mang tận nơi vì "không yên tâm khi gửi".

Thị trường tuần qua: Giá thịt heo cao hơn thịt bò, Black Friday đìu hiu

"Không cần nhìn thực tế, qua hình ảnh có thể thấy tất cả đều là sâm giả có nguồn gốc từ Trung Quốc, Lai Châu và Đà Lạt. Bởi sâm Trung Quốc thường củ lớn, được cột cố định bằng dây và cây cứng để khi vận chuyển không bị hỏng. Còn sâm ở Lai Châu và Đà Lạt thường được cột bằng dây nilong. Hơn nữa, củ sâm Ngọc Linh giả thường to, mập hơn so với sâm Ngọc Linh thật. Cùng với đó, mắt mọc trên thân và lá sâm giả cũng khác so với sâm thật nhưng phải tinh ý mới nhận ra được" – anh T. giải thích.

Theo một lãnh đạo công ty trồng sâm Ngọc Linh nhiều năm qua tại tỉnh Kon Tum cho biết, sở dĩ sâm Ngọc Linh bị làm giả là do giá trị kinh tế cao từ vài chục đến cả trăm triệu đồng/kg. Để tạo tin tưởng, một số cá nhân, doanh nghiệp đưa loại củ có bề ngoài giống với sâm Ngọc Linh từ nơi khác vào Kon Tum và Quảng Nam để chào bán, đánh lừa nguồn gốc. 

"Nguy hiểm hơn là khi sâm giả mang về trồng tại vùng núi Ngọc Linh có thể làm cho cây sâm Ngọc Linh bị lai tạp, mất đi nguồn gen gốc đặc hữu", vị lãnh đạo này nói thêm.

Về vấn đề sâm Ngọc Linh giả được rao bán tràn lan, mới đây, lực lượng chức năng UBND huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam đã phát hiện hai đối tượng mang 12,1kg lá; 11,6kg củ và 1,72kg cây có củ giả sâm Ngọc Linh vào định bán trong phiên chợ sâm Ngọc Linh do UBND huyện tổ chức. Sau đó, tất cả tang vật đều bị tiêu huỷ.

Để ngăn chặn tình trạng giống sâm Ngọc Linh kém chất lượng, sâm giả trà trộn, huyện Nam Trà My đã xây dựng kế hoạch để kiểm định, tiến đến truy xuất nguồn gốc và gắn nhãn mác cho sâm Ngọc Linh.

Giá thịt heo đã cao hơn cả thịt bò

Ghi nhận của VTV24 tại siêu thị Aeon Tân Phú, TP.HCM cho thấy, thịt heo các loại như sườn non được niêm yết với giá 280.000 đồng/kg, heo rừng có xương 260.000 đồng/kg, heo xay 165.000 đồng/kg, nạc đùi 175.000 đồng/kg, thịt vai 145.000 đồng/kg, xương đuôi 130.000 đồng/kg, thịt ba rọi 190.000 đồng/kg... Trong khi đó, nạm bò úc được bán tại siêu thị này có giá chưa tới 200.000 đồng/kg.

Thị trường tuần qua: Giá thịt heo cao hơn thịt bò, Black Friday đìu hiu

Tại hệ thống siêu thị Big C, sườn non được niêm yết với giá 224.000 đồng/kg, chân giò 114.000 đồng/kg, nạc dăm 140.000 đồng/kg, file 165.000 đồng/kg, cốt lêt 125.000 đồng/kg, ba rọi rút xương 119.000 đồng/kg. 

Tại hệ thống siêu thị Co.op Mart, giá sườn non cũng tăng cao ở mức 235.000 đồng/kg, thịt cốt lết 119.000 đồng/kg, ba rọi 167.000 đồng/kg.

Hiện giá heo hơi trên cả nước đang ở mức rất cao. Đặc biệt là khu vực phía Bắc giá dao động từ 74.000-76.000 đồng/kg, một số tỉnh như Hưng Yên, Lào Cai giá lên đến 78.000 đồng/kg. Trong khi đó, hai khu vực còn lại là phía Nam và Trung giá cũng bắt đầu tăng mạnh, dao động từ 72.000-74.000 đồng/kg, có nơi cao nhất là 75.000-76.000 đồng/kg, heo hơi miền Trung từ 70.000 - 76.000 đồng/kg.

Hàng loạt cửa hàng, trung tâm mua sắm đìu hiu ngày Black Friday

Các chương trình khuyến mãi tại các cửa hàng truyền thống đang dần mất đi sức hấp dẫn với người tiêu dùng, có lẽ vì hiện nay việc mua sắm trực tuyến đang lên ngôi. Bên cạnh đó, các sản phẩm giảm giá, khuyến mãi cũng không đạt được chất lượng hoặc là những hàng tồn kho được đem ra bán trong ngày Black Friday khiến khách hàng cũng không còn thiết tha đến ngày hội mua sắm giảm giá lớn nhất năm này.

Thị trường tuần qua: Giá thịt heo cao hơn thịt bò, Black Friday đìu hiu

Ngay từ tối 28/11,  tại nhiều trung tâm thương mại lớn như Scvivocity, Vincom, Saigon Center, Aeon mall, Vạn Hạnh mall,... và một vài cửa hàng mua sắm trên các tuyến đường như Quang Trung, Huỳnh Văn Bánh, Lê Văn Sỹ, Nguyễn Trãi,... không khí cũng mấy sôi động, lượng khách cũng như ngày thường.

Ghi nhận của PV tại Giga mall (Thủ Đức) vào lúc 11h sáng 29/11, các thương hiệu trong trung tâm mua sắm như Adidas, Aldo, Couple TX, Levi’s,... đều có chung tình trạng vắng vẻ, khách ra vào thưa thớt nhưng chủ yếu cũng chỉ để xem qua.

Mặc dù, các cửa hàng và trung tâm đã đưa ra rất nhiều những chương trình khuyến mãi mạnh như giảm giá từ 10-50%, mua 1 tặng 1, đồng giá 9k,... Tuy nhiên, khách hàng cũng không mấy thiết tha bởi họ biết sản phẩm giảm giá không chất lượng như trước kia hoặc là hàng bán không chạy, bị lỗi,... được mang ra bán trong những ngày lễ như thế này.

Phân biệt giá đỗ sạch không bị ngậm hóa chất

Loại giá đỗ sạch sử dụng nguyên liệu trong nước và không tẩm hóa chất thường chỉ ngắn bằng một nửa loại giá dùng nguyên liệu và ngâm hóa chất nhập từ Trung Quốc. Hãy chọn những loại giá đỗ vừa ngắn vừa mảnh để có thể chắc chắn rằng đây là giá đỗ sạch.

Giá đỗ ngâm chất kích thích tăng trưởng trông béo, mập, vô cùng hấp dẫn nhưng giòn, dễ bị đứt đoạn. Loại giá không hóa chất gầy hơn, sợi giá khó gãy hơn và trông có vẻ không được bắt mắt. Đừng trông mặt mà bắt hình dong nhé các bạn, những loại giá đỗ xấu có khi lại giúp bạn giữ gìn sức khỏe của mình và gia đình thật tốt.

Thị trường tuần qua: Giá thịt heo cao hơn thịt bò, Black Friday đìu hiu

Giá đỗ không hóa chất thường thì rễ giá đỗ rất dài, loại giá đỗ tắm ướp hóa chất kích thích tăng trưởng không có rễ hoặc nếu có thì rễ rất ngắn.

Giá đỗ sạch có phần lá mở ra hoặc nhìn từ ngoài sẽ lấy mầm lá nhú màu vàng hoặc màu xanh trong khi giá ngâm hóa chất có 2 hạt mầm đóng chặt với nhau.

Màu sắc giá ngâm thuốc kích thích sẽ có màu trắng muốt nhìn rất kích thích còn loại giá thông thường có màu trắng nhạt hoặc màu sữa.

Một lời khuyên cho những bạn khéo tay hoặc có thể tự học cách làm giá đỗ ở nhà để đảm bảo cho sức khỏe của bạn và gia đình. Trên thị trường có rất nhiều máy giá đỗ có thể làm ra những cây giá đỗ ngon và sạch, giúp bạn an tâm hơn khi ăn.

Hàng tết vào mùa, sản phẩm Trung Quốc chiếm ưu thế

Khảo sát thị trường cho thấy, hàng Tết đã bắt đầu xuất hiện với các loại bánh mứt khác nhau, nhưng chủ yếu là sản phẩm nhập từ Trung Quốc .

Chia sẻ trên VnExpress, anh Thành chuyên kinh doanh các mặt hàng bánh kẹo ở Hà Nội cho biết, năm nay nhập về khoảng 20 tấn mứt các loại. Trong đó mứt được làm từ các loại trái cây như kiwi, nho, khoai lang, các loại hạt... chiếm số lượng lớn.

Thị trường tuần qua: Giá thịt heo cao hơn thịt bò, Black Friday đìu hiu

"Năm ngoái tôi nhập khoảng chục tấn nhưng đều được các đầu mối sỉ lấy hết sớm. Do đó, năm nay tôi tăng gấp đôi sản lượng. Một nửa sẽ bán tại miền Bắc, còn lại vận chuyển vào miền Trung", anh Thành nói. Theo lời chủ hàng này, sở dĩ chỉ bán hàng Trung Quốc vì mẫu mã đẹp, giá cả hợp với túi tiền người tiêu dùng.

Tại TP.HCM, hàng hóa tết cũng bắt đầu được tiểu thương các chợ đưa vào kinh doanh. Ngoài các loại mứt, tại sạp kinh doanh của chị Hoa ở chợ Bà Chiểu, quận Bình Thạnh cũng đã nhập bánh kẹo Tết về với số lượng lớn, chủ yếu từ Trung Quốc, Campuchia và Thái Lan. Trong đó, hàng Trung Quốc vẫn có giá rẻ nhất nên được người tiêu dùng ưa chuộng.

"Nếu một kg kẹo dẻo Thái Lan có giá 120.000 đồng thì hàng Trung Quốc chỉ 80.000 đồng", chị Hoa nói.

Không chỉ các sản phẩm bánh kẹo, mứt... trái cây, cây cảnh Trung Quốc cũng đang rục rịch vào Việt Nam.

Một số người kinh doanh các mặt hàng trái cây cho biết, trái cây Trung Quốc như lê, táo, dưa gang, lựu... hay các loại cây cảnh bonsai, lan, kim ngân... đang được các đầu mối gom đơn hàng để vận chuyển về Việt Nam, giá chỉ từ 90.000-250.000 đồng một chậu.

Sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc, thẩm mỹ viện Gang Nam bị phạt 90 triệu đồng

Ngày 26/11, Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ đã ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế đối với bà Nguyễn Hà Giang, chủ cơ sở thẩm mỹ viện Gang Nam Spa (số 68 Lý Tự Trọng, quận Hải Châu). Theo đó, bà này bị xử phạt tổng số tiền 90 triệu đồng và đình chỉ hoạt động thẩm mỹ viện Gang Nam Spa trong thời hạn 9 tháng.

Thị trường tuần qua: Giá thịt heo cao hơn thịt bò, Black Friday đìu hiu

Các vi phạm của cơ sở này gồm cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh mà không có giấy phép hoạt động hoặc đang trong thời gian bị đình chỉ hoạt động. Quảng cáo dịch vụ khám, chữa bệnh không đúng hoặc quá phạm vi chuyên môn được ghi trong giấy phép hoạt động.

Quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mà không thể hiện tiếng Việt và hoạt động kinh doanh nghành, nghề có điều kiện về an ninh trật tự mà không có giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.

PHƯỢNG LÊ (t/h)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement