Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Thị trường rung lắc, hiệu suất quỹ đầu tư phân hóa trong tháng 8

Chứng khoán

04/09/2021 08:10

Hiệu suất đầu tư phân hóa vào tháng 8, trong đó JP Morgan VOF có hiệu suất cao nhất.

Trong tháng vừa qua, thị trường chứng khoán Việt Nam rung lắc mạnh, nhiều phiên giảm sâu. Đơn cử, VN-Index giảm 76 điểm chỉ trong hai phiên 20 và 23/8 xuống 1.298,8 điểm. Sau đó, chỉ số dần hồi phục lên mức 1.331,47 điểm kết phiên giao dịch cuối cùng của tháng 8, tương đương mức tăng 1,6% so với cuối tháng trước. Tháng 7, chỉ số đã giảm 98,5 điểm và lọt vào top 5 các chỉ số chứng khoán giảm mạnh nhất thế giới.

Trước biến động giằng co rung lắc của thị trường, các quỹ đầu tư tại Việt Nam ghi nhận hiệu suất phân hóa tại tháng 8. JP Morgan VOF có hiệu suất đầu tư gấp đôi mức tăng của VN-Index, đạt 3,2%. Với quy mô hơn 400 triệu USD, quỹ đầu tư ít nhất 70% vào cổ phiếu Việt Nam. Tại ngày 30/6, top 5 khoản đầu tư lớn nhất trong danh mục quỹ là cổ phiếu VIC, MSN, HPG, VNM và VCB.

Một số quỹ như VOF VinaCapital, FTSE Vietnam ETF, Vietnam Holding… cũng báo cáo tỷ suất sinh lợi dương trong tháng qua, hiệu suất trong khoảng 1,5-3%.

Fubon FTSE Vietnam ETF cũng ghi nhận hiệu suất đầu tư gần 2% trong tháng 8. Tuy nhiên tháng qua, quỹ bị rút vốn 78 triệu USD, tương đương 1.800 tỷ đồng. Riêng trong phiên giao dịch 10/8, quỹ bị rút ròng nhiều nhất với 19 triệu chứng chỉ quỹ, tương đương khoảng 11,4 triệu USD (260 tỷ đồng). Trước khi bị rút vốn, Fubon FTSE Vietnam ETF từng giải ngân hơn 4.000 tỷ đồng vào thị trường chứng khoán Việt Nam chỉ trong tháng 7 và gần 10.500 tỷ đồng từ khi thành lập vào tháng 3 đến nay.

Mặt khác, SSIAM VNFin Lead ETF âm tỷ suất đầu tư 4,6% do hầu hết các cổ phiếu tài chính trong danh mục quỹ đều có xu hướng giảm trong tháng vừa qua. Tuy nhiên, con số này đã cải thiện hơn mức âm 8,7% vào tháng 7 khi một số cổ phiếu ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất danh mục như MBB hay VPB giảm 10% trong kỳ.

Các quỹ ETF sử dụng tham chiếu là chỉ số VN30 như VFM VN30, MAFM VN30 ETF hay SSIAM VN30… đều ghi nhận hiệu suất tương đương mức giảm 1,4% của chỉ số tham chiếu trong tháng 8.

quythang8-png-3591-1630666474.png
 

Hầu hết các quỹ đều đạt hiệu suất cao hơn mức tăng 21% của chỉ số chung VN-Index. Quỹ thuộc Quản lý quỹ đầu tư Việt Nam (VFM) là VFMVN Diamond là có tỷ lệ sinh lời cao nhất thị trường với 49,7% nhờ danh mục các cổ phiếu cạn room ngoại. 

Tại thời điểm cuối tháng 7, cổ phiếu FPT tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn nhất với 16,6% NAV, tương đương gần 2.270 tỷ đồng; tiếp đến là 2.023 tỷ đầu tư cổ phiếu MWG… Hai cổ phiếu FPT và MWG tăng lần lượt 84% và 40% từ đầu năm. Tháng vừa qua, quỹ thuộc VFM này đã bị rút ròng 717 tỷ đồng, tuy nhiên tính chung 8 tháng đầu năm, VFMVN Diamond hút ròng tổng cộng 3.724 tỷ đồng.

Mặc dù giá các cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán kém khởi sắc trước diễn biến thị trường trong hai tháng gần đây nhưng hiệu suất của SSIAM VNFin Lead ETF đứng top 2 trong danh sách các quỹ đầu tư hiệu quả nhất đang hoạt động tại thị trường Việt Nam với hiệu suất gần 47%. Lũy kế từ đầu năm, quỹ hoán đổi danh mục này đã hút ròng hơn 1.500 tỷ để nâng giá trị tài sản lên hơn 2.600 tỷ đồng.

Các quỹ ETF sử dụng tham chiếu là chỉ số VN30 cũng có hiệu suất sinh lời tốt nhờ mức tăng hơn 33% của chỉ số tham chiếu từ đầu năm.

Quỹ ETF có hiệu suất đầu tư thấp nhất thị trường vẫn là VanEck Vectors Vietnam ETF (VNM ETF) với tỷ suất sinh lời 12%. Quy mô của quỹ là gần 550 triệu USD, trong đó cổ phiếu VIC và VNM chiếm tỷ trọng lớn nhất đều là 8% trong danh mục quý II. 

quythang8tudaunam-png-8337-1630666474.pn
 

Về hiệu suất đầu tư các quỹ chủ động, Vietnam Holding ghi nhận tỷ suất lợi nhuận lên đến 43% từ đầu năm đến cuối tháng 8. Theo báo cáo mới nhất tại 31/7, quy mô quỹ đóng này gần 140 triệu USD, trong đó cổ phiếu FPT là khoản đầu tư lớn nhất trong danh mục với tỷ trọng 12,1%, tương đương 16,8 triệu USD. Một số các mã chứng khoán khác của quỹ có thể kể đến như HPG, VPB, MBB, VHM, KDH, PNJ...

Hiệu suất của VFMVSF ở mức 39%, quỹ thuộc VFM này chuyên đầu tư dài hạn cổ phiếu công ty niêm yết có vốn hóa lớn hoặc trung bình với nền tảng cơ bản tốt và kỳ vọng tăng trưởng bền vững. Tại ngày 30/6, giá trị tài sản ròng của quỹ mở này đạt hơn 5.100 tỷ đồng, gấp 12 lần thời điểm cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, khoản đầu tư tại Hòa Phát chiếm tỷ trọng lớn nhất với tỷ lệ 13,5%. Quỹ ngoại mua ròng hơn 5 triệu cổ phiếu HPG trong nửa đầu năm nay để nâng lượng nắm giữ lên hơn 13,3 triệu đơn vị, ứng với 688 tỷ đồng. VFMVSF cũng gia tăng thêm 5 triệu cổ phiếu TCB và hơn 2 triệu cổ phiếu VPB để đưa hai mã này thành top 2 khoản đầu tư lớn nhất trong danh mục với tỷ trọng lần lượt đạt 9,1% và 7,5%.

Vietnam Enterprise Investment Limited (VEIL-Dragon Capital) cũng đạt hiệu quả đầu tư khả quan với tỷ suất sinh lời 31%. VEIL thường duy trì tỷ trọng tiền mặt ở mức thấp, dưới 5% giá trị tài sản ròng. Tuy nhiên, quỹ ngoại tăng tiền mặt lên mức cao nhất hơn một năm ngay trước thời điểm thị trường chứng khoán Việt Nam có đợt sụt giảm sâu trong tháng 7 hay tháng 8. Cụ thể, tỷ lệ tiền mặt được nâng lên mức 3,81% tại ngày 19/8, tương đương lượng bán ròng hơn 54,3 triệu USD (1.239 tỷ đồng). Hay trong tháng 7, VEIL cũng từng tăng tỷ trọng tiền mặt lên 5,56%. 

Khác với kết quả khả quan của các quỹ chủ động trên, PYN Elite Fund (NAV khoảng 565 triệu USD) có tỷ suất sinh lợi ở mức 17% - thấp hơn hiệu quả chung thị trường - VN-Index. Từ đầu năm, hiệu suất của PYN Elite ít khi cao hơn VN-Index, thậm chí có tháng tỷ suất sinh lợi âm. 

THẢO ANH
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement