Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Thị trường nông sản 25/3: Cà phê, hồ tiêu ảm đạm, giá cao su tăng

Giá cả hàng hóa

25/03/2022 08:06

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá cà phê giảm mạnh, hồ tiêu giao dịch ảm đạm riêng cao su tăng.

Cà phê lao dốc

Giá cà phê trong nước ngày hôm nay 25/3/2022 tiếp tục đi xuống với mức điều chỉnh là 600 đồng/kg. Giá cà phê thế giới cũng lao dốc giảm.

Cập nhật bảng giá cà phê hôm nay 25/3 cho thấy, giá cà phê trong nước phiên sáng nay giảm mạnh 600 đồng/kg tại hầu hết các tỉnh, thành. 

Giá cà phê thấp nhất ở Lâm Đồng hiện được dao dịch ở mức 40.600 đồng/kg, cao nhất ở Đắk Lắk 41.200 đồng/kg. 

photo-1552346989-e069318e20a5.jpg

Giá cà phê thế giới giao dịch hôm nay đồng loạt giảm. Theo ghi nhận Food News giá cà phê trực tuyến robusta tại sàn London giao tháng 5/2022 giảm xuống mức 2.133 USD/tấn, giảm nhẹ 0,28% (tương đương 6 USD).

Giá cà phê arabica giao tháng 5/2022 tại sàn New York giảm mạnh xuống 221,80 US cent/pound, giảm mạnh 1,55% (tương đương 3,50 US cent) tại thời điểm khảo sát.

Thị trường đang đánh giá khả năng Chính phủ Mỹ công bố các biện pháp trừng phạt mới đối với Nga. Với điều này, viễn cảnh là hàng hóa sẽ còn tăng giá hơn nữa, buộc người tiêu dùng phải cắt giảm chi tiêu.

Cục Xuất nhập khẩu dự báo, giá cà phê toàn cầu có xu hướng giảm trong ngắn hạn. Giới đầu cơ rút vốn tìm nơi trú ẩn an toàn do lo ngại rủi ro khi tình hình căng thẳng giữa Nga và Ukraine leo thang.

Đầu tháng 3/2022, giá cà phê đã giảm mạnh khi các nhà xuất khẩu đưa Nga vào danh sách thị trường rủi ro cao và buộc phải thanh toán trước khi giao hàng. 

Theo đó, căng thẳng địa chính trị chưa có dấu hiệu lắng dịu, thị trường lo ngại nhu cầu tiêu thụ giảm, chi tiêu bị thắt chặt trong ngắn và trung hạn.

Điều này đã thúc đẩy các nhà đầu cơ mạnh tay thanh lý khiến giá cà phê arabica New York giảm xuống mức thấp 2 tháng, trong khi giá cà phê robusta London ngấp nghé ngưỡng tâm lý 2.000 USD/tấn.

Nhiều khả năng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) sẽ nâng lãi suất cơ bản trong phiên họp tới, tác động tích cực lên giá hàng hóa. Bên cạnh đó, thị trường đặt kỳ vọng lớn vào việc châu Âu và Mỹ mở cửa trở lại sẽ hỗ trợ nhu cầu tiêu thụ cà phê toàn cầu.

Tỷ giá đồng real tăng khiến người trồng cà phê Brazil giảm bán ra, ngay cả khi nước này và một số quốc gia sản xuất cà phê robusta lớn bước vào vụ thu hoạch vụ mùa mới vào cuối tháng 3 tới, góp phần đáng kể vào nguồn cung thiếu hụt hiện tại.

Dự kiến đà giảm giá cà phê vẫn còn khi áp lực nguồn cung vẫn còn nguyên. Về dài hạn, giá cà phê sẽ phục hồi khi căng thẳng giữa Nga và Ukraine hạ nhiệt.

Về dài hạn, cả hai nước trong xung đột Nga-Ukraine đều phát lệnh ngưng xuất khẩu phân bón. Sản lượng cà phê niên vụ tới tại hai nước cung ứng lớn sẽ giảm mạnh do cây cà phê thiếu dinh dưỡng, nhất là năm 2023, Brazil lại vào chu kỳ năm mất mùa.

Thị trường tiêu ảm đạm

Giá tiêu hôm nay 25/3 đi ngang toàn bộ thị trường. Giao dịch hạt tiêu thế giới cũng đang diễn ra khá ảm đạm.

Giá tiêu tại Bà Rịa – Vũng Tàu: 80.000 đồng/kg, vẫn giữ mức cao nhất thị trường.

Giá tiêu tại Đắk Lắk và Đắk Nông: 78.500 đồng/kg, Bình Phước: 79.000 đồng/kg, Chư Sê (tỉnh Gia Lai): 77.500 đồng/kg, Đồng Nai: 79.000 đồng/kg.

essential-herbs-and-spices.jpg

Giao dịch hạt tiêu thế giới cũng đang diễn ra khá ảm đạm. Xung đột vũ trang giữa Nga và Ukraine khiến nền kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong khi đó, lạm phát, hàng hóa tăng giá tại nhiều quốc gia. 

Điều này đã ảnh hưởng tiêu cực lên giá hạt tiêu toàn cầu. Xu hướng giảm giá được dự báo sẽ chỉ diễn ra trong ngắn hạn. 

Hầu hết thị trường bị chi phối bởi chí phí sản xuất, từ phân bón, xăng dầu, công thu hái tăng cao, trong khi thời tiết diễn biến bất thường khiến sản lượng hạt tiêu giảm. 

Đây là nguyên nhân mà nhiều nước trên thế giới có xu hướng giảm nhập khẩu các mặt hàng tiêu, cà phê… Vì cả doanh nghiệp thương mại và chế biến đều có xu hướng đồng loạt đẩy hàng thay vì tranh thủ trữ hàng như mọi năm.

Theo số liệu từ Cục Thống kê Trung ương Indonesia (BPS), trong năm 2021, lượng hạt tiêu xuất khẩu của Indonesia giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 7 năm, đạt 37.738 tấn, trị giá 166,8 triệu USD, so với năm 2020 giảm 35,4% về lượng, nhưng tăng 4% về trị giá.

Năm 2021, lượng hạt tiêu của Indonesia xuất khẩu sang Việt Nam đạt 8.285 tấn, sang Mỹ đạt 5.294 tấn, sang Trung Quốc đạt 4.908 tấn, giảm lần lượt 60,7%, 20,3% và 56,8% so với năm 2020.

Vào giữa tháng 3/2022, đồng nội tệ của Ấn Độ và Sri Lanka giảm khiến giá hạt tiêu giảm. Trong khi đó, Sri Lanka đang đối mặt với khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất kể từ năm 1948.

Kinh tế bất ổn khiến giá hạt tiêu đen nội địa của Sri Lanka giảm 4%, từ mức 6.374 USD/tấn xuống còn 6.106 USD/tấn.

Nguồn cung hạt tiêu tại thị trường Indonesia không nhiều, chỉ đủ phục vụ nhu cầu tiêu thụ trong nước, trong khi vụ mùa thu hoạch niên vụ mới bắt đầu vào tháng 7. 

Giá cao su tăng

Giá cao su ngày 25/3 đồng loạt tăng mạnh. Giá cao su tại Osaka và Thượng Hải tăng mạnh do đồng yen giảm giá và chứng khoán toàn cầu mạnh lên.

Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su hôm nay kỳ hạn tháng 7/2022, tăng mạnh lên mức 253,7 JPY/kg, tăng mạnh 1,4 yên, tương đương 0,55%.

Giá cao su kỳ hạn tháng 4/2022 trên sàn Thượng Hải tăng nhẹ 80 CNY, lên mức 13.365 CNY/tấn, tương đương 0,60%.

1-8401.jpg

Giá cao su tại Nhật Bản đạt mức cao nhất 2 tuần, sau khi đồng JPY giảm so với đồng USD và giá dầu thô tăng cao, khiến những người sử dụng cao su tổng hợp chuyển sang dùng cao su tự nhiên.

Trong 10 ngày giữa tháng 3/2022, giá cao su tại thị trường châu Á bị tác động bởi diễn biến của thị trường dầu thô và lo ngại tác động của cuộc xung đột giữa Nga với Ukraine. 

Giá cao su trên thị trường Nhật Bản tăng trở lại do đồng yen giảm giá và chứng khoán toàn cầu mạnh lên, trong khi căng thẳng Nga và Ukraine tiếp tục diễn ra.

Số ca nhiễm COVID-19 ở Trung Quốc tăng đột biến đã khiến một số công ty, trong đó có các công ty sản xuất lốp xe ngừng sản xuất, khiến cho nhu cầu đối tiêu thụ với cao su giảm.

Giá lúa gạo hôm nay

Tại An Giang, giá lúa hôm nay điều chỉnh 100 đồng/kg trên ba loại lúa là IR 50404, OM 5451 và OM 18. Cụ thể, hai giống lúa IR 50404 và OM 5451 hiện đang thu mua chung mức 5.600 - 5.800 đồng/kg sau khi tăng - giảm 100 đồng/kg. Lúa OM 18 tiếp đà tăng nhẹ khi nhích 100 đồng/kg lên khoảng 5.800 - 6.100 đồng/kg.

Giá các giống lúa còn lại không có biến động gì thêm. Giá gạo hôm nay tại chợ An Giang chững lại.

Giá ngũ cốc hôm nay

Giá đậu tương Mỹ tăng, khi nhu cầu xuất khẩu đối với nguồn cung Mỹ vẫn tăng ngay cả khi vụ thu hoạch tại Nam Mỹ đã bắt đầu.

Trên sàn Chicago, giá lúa mì đỏ, mềm vụ đông kỳ hạn tháng 5/2022 giảm 1 US cent xuống 11,18-1/4 USD/bushel. 

Giá đậu tương kỳ hạn tháng 5/2022 tăng 5-1/2 US cent lên 16,96-1/2 USD/bushel. Trong khi, giá ngô giao cùng kỳ hạn giảm 3-1/4 US cent xuống 7,53 USD/bushel.

Ukraine đối mặt với khoản thiệt hại ngũ cốc có thể lên tới 6 tỷ USD do quân đội Nga phong tỏa các cảng của Ukraine khiến nước này không thể bán hàng triệu tấn lúa mì và ngô được.

Các nước phụ thuộc vào nhập khẩu lúa mì của Ukraine - bao gồm Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ và Yemen có thể sẽ cần tìm nguồn cung cấp thay thế.

Hiện Nga đang xuất khẩu nhiều lúa mì hơn qua các cảng Biển Đen do các tuyến đường Biển Azov vẫn bị hạn chế, trong khi giá ngũ cốc trên thị trường nội địa tuần trước tăng do đồng rúp suy yếu. 

HẢI MY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement