Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Thị trường nhập khẩu Trung Quốc bùng nổ thế nào sau 40 năm?

Vĩ mô

25/09/2019 17:35

Chi trong vòng 40 năm, Trung Quốc đã phát triển và trở thành nhà nhập khẩu lớn nhất đối với một số mặt hàng từ đậu nành đến kim loại.

"Trung Quốc có ảnh hưởng rất lớn trên thị trường hàng hoá toàn cầu", ông Wood Mackenzie, một nhà tư vấn hàng hoá cho biết trong báo cáo đầu năm nay cho biết.

Nhu cầu của Trung Quốc đối với một số hàng hoá đã tăng lên kể từ khi đất nước tiến hành cải cách vào năm 1978, và sau đó phát triển để trở thành nềnkinh tế lớn thứ hai thế giới.

Nhu cầu về nguyên liệu thô như đồng và thép chủ yếu được thúc đẩy bởi sự bùng nổ sản xuất và xây dựng của Trung Quốc, cũng như nhu cầu của 1,4 tỷ dân.

Bức ảnh này được chụp vào ngày 19/7/2018, trong ảnh là một công nhân đang vận chuyển bao tải thức ăn chăn nuôi làm từ đậu nành tại Tập đoàn ngũ cốc và dầu ăn Hopefull ở Tam Hà, thuộc tỉnh Hà Bắc. Công ty hiện đang sử dụng đậu nành nhập khẩu từ Brazil, sau khi ngưng nhập khẩu đậu nành từ Mỹ.
Bức ảnh này được chụp vào ngày 19/7/2018, trong ảnh là một công nhân đang vận chuyển bao tải thức ăn chăn nuôi làm từ đậu nành tại Tập đoàn ngũ cốc và dầu ăn Hopefull ở Tam Hà, thuộc tỉnh Hà Bắc. Công ty hiện đang sử dụng đậu nành nhập khẩu từ Brazil, sau khi ngưng nhập khẩu đậu nành từ Mỹ.

Thời điểm Bắc Kinh kỷ niệm 70 năm thành lập vào ngày 1/10 năm nay, đã xuất hiện những lo ngại cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung có thể làm tổn thương giá cả hàng hoá trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu đang diễn ra.

Trong khi căng thẳng thương mại tiếp tục sẽ tác động đến thị trường, triển vọng trung hạn đối với các mặt hàng khác nhau vẫn sẽ thấy Trung Quốc là khách hàng chính mặc dù tăng trưởng kinh tế của nước này dự kiến sẽ ở mức vừa phải, các nhà phân tích cho biết. Xu hướng nhập khẩu của nước này đang dịch chuyển sang năng lượng sạch hơn sẽ giúp định hình lại khu vực này.

Dưới đây là 4 biểu đồ cho thấy nhu cầu của Trung Quốc đã tăng như thế nào trong thời gian qua.

Đậu nành

Thị trường nhập khẩu Trung Quốc bùng nổ thế nào sau 40 năm?

Đậu này là một trong những mặt hàng nhạy cảm về chính trị ở Trung Quốc. Vì hiện tại đây là nhà nhập khẩu đậu nành lớn nhất thế giới, và chiếm 60% tổng sản lượng đậu nành xuất khẩu của Mỹ.

Tiêu thụ đậu nành của Trung Quốc đã tăng hơn 12 lần trong 40 năm qua. Theo tỷ lệ phần trăm của nhu cầu thế giới, Trung Quốc hiện chiếm 30% lượng đậu nành tiêu thụ trên toàn cầu. Đậu nành được dùng để làm dầu ăn và thức ăn chăn nuôi.

Đồng

Thị trường nhập khẩu Trung Quốc bùng nổ thế nào sau 40 năm?

Khi lĩnh vực bất động sản ở Trung Quốc bùng nổ, kim loại đồng được dùng rất nhiều.

Kim loại màu đỏ này được dùng cho một loạt ứng dụng trong kỹ thuật và xây dựng, và thường được xem là một chỉ số đáng tin cậy về sức khoẻ kinh tế toàn cầu.

Trung Quốc hiện chiếm 50% nhu cầu tiêu thụ đồng của thế giới, tăng mạnh từ mức dưới 10% trong những năm 1980.

Thép

Thị trường nhập khẩu Trung Quốc bùng nổ thế nào sau 40 năm?

Nhu cầu thép của Trung Quốc đã tăng mạnh trong 40 năm qua trong bối cảnh công nghiệp hóa nhanh chóng. Kim loại đa năng nàyy được sử dụng cho một loạt các lĩnh vực bao gồm xây dựng, đóng tàu và chế tạo xe hơi.

Dầu mỏ

Thị trường nhập khẩu Trung Quốc bùng nổ thế nào sau 40 năm?

Nhu cầu dầu của Trung Quốc có thể không đáng kể bằng mức tiêu thụ thép và đồng, nhưng gã khổng lồ châu Á vẫn là một trong những quốc gia tiêu thụ năng lượng hàng đầu thế giới và là nhà nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới, và chiếm khoảng 14% lượng tiêu thụ toàn cầu trong năm 2018.

Tham vọng thiết lập giá

Mặc dù là quốc gia nhập khẩu nhiều hàng hóa nhất, các thương nhân Trung Quốc thường phàn nàn rằng họ không có quyền định giá. Trong vài năm qua, các sản giao dịch và mô giới hàng hoá Trung Quốc đã triển khai các hoạt động bên ngoài nước nhằm phục vụ khách hàng quốc tế tốt hơn.

Sàn giao dịch châu Á Thái Bình Dương là nơi hoạt động bên ngoài Trung Quốc đầu tiên. Ra mắt tại Singapore năm ngoái, nó cung cấp các hợp đồng tương lai hàng hoá mới nhất của một số mặt hàng như dầu và dầu cọ.

Nhiều sàn giao dịch được thành lập hơn, như Sàn giao dịch tương lai Thượng Hải và Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên, cũng đã thiết lập hoạt động ở nước ngoài, tiếp thị hợp đồng tương lai dầu thô và các sản phẩm hàng hóa khác.

Đảm bảo nguồn cung trong tương lai

Để đảm bảo an ninh quốc gia, Trung Quốc phải sử dụng nhiều biện pháp để đảm bảo nguồn cung các loại hàng hoá quan trọng này.

Nhưng các công ty Trung Quốc hiện đang gặp khó khi mua đất tại nước ngoài. Do đó, một số doanh nghiệp đã liên doanh với công ty nước sở tại để triển khai sản xuất hàng hoá.

Sáng kiến Vành đai và Con đường trải rộng trên nhiều quốc gia giàu tài nguyên trên khắp châu Âu và châu Á, cũng sẽ thúc đẩy thương mại giữa Trung Quốc và các quốc gia như Ukraine theo dọc tuyến đường. 

Một số chuyên gia cho biết, Sáng kiến Vành đai và Con đường có mục đích chính là đa dạng hoá các nhà cung cấp nông nghiệp và hi vọng sẽ giảm phụ thuộc vào Mỹ.

MINH TUẤN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement