Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Thị trường chứng khoán thua lỗ, Dow và S&P 500 giảm gần 2%

Chứng khoán

21/09/2021 08:10

Lo lắng về thị trường bất động sản Trung Quốc đã khiến các chỉ số chứng khoán đồng loạt giảm, đưa S&P 500 đến ngày tồi tệ nhất kể từ tháng 5.

Những lo ngại ngày càng tăng về nhà phát triển bất động sản China Evergrande Group, công ty giao dịch công khai có gánh nặng nợ lớn nhất thế giới, đã kích hoạt xu hướng bán tháo các tài sản rủi ro như cổ phiếu, dầu mỏ, Bitcoin và chuyển sang những tài sản an toàn hơn. 

Kết phiên giao dịch ngày 20/9, chỉ số Dow Jones giảm 614,41 điểm, tương đương 1,8%, xuống 33970,47, do áp lực từ cổ phiếu của Caterpillar và các công ty tài chính nặng ký như Goldman Sachs Group. Chỉ số S&P 500 giảm 1,7% và chỉ số Nasdaq Composite giảm 2,2%. 

Xu hướng bán tháo đã tăng tốc vào giữa ngày, khiến chỉ số Dow giảm tới 972 điểm ở mức thấp nhất trong phiên, trước khi chỉ số blue-chip phục hồi bớt một số khoản lỗ.

ckm20-9.jpg

Trong khi đó, tất cả 11 ngành thuộc S&P 500 đều ghi nhận mức giảm và chỉ có 5 cổ phiếu trong toàn bộ chỉ số - 4 trong số đó là các hãng hàng không - đạt mức tăng hơn 1%. 

Tình trạng bán tháo cũng diễn ra trên toàn cầu. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 3,3% xuống mức đóng cửa thấp nhất kể từ tháng 10 năm ngoái, trong khi chỉ số Stoxx Europe 600 giảm 1,7%.

Những người tham gia thị trường ngày càng lo lắng rằng Bắc Kinh sẽ tiếp tục kiềm chế các ngành công nghiệp khác nhau và họ sẽ để Evergrande, công ty nợ hàng chục tỷ USD của các nhà đầu tư trên khắp thế giới, sụp đổ. 

Mặc dù vấn đề Evergrande có thể là nguyên nhân dẫn đến việc bán tháo hôm thứ Hai, nhưng những lo lắng về nền kinh tế toàn cầu và đà tăng của thị trường chứng khoán trong năm nay đã lan rộng.

evergrande.jpg
Các nhà phân tích lo ngại Bắc Kinh sẽ để Evergrande sụp đổ và gây thiệt hại cho các cổ đông và trái chủ. Ảnh: Bloomberg News

Trong phần lớn mùa hè, các nhà đầu tư cá nhân và tổ chức đã đổ dồn vào thị trường chứng khoán. Sự biến động của thị trường thấp là do các nhà đầu tư nhanh chóng mua từng đợt giảm giá nhỏ trên thị trường chứng khoán. Chiến lược này giúp các chỉ số phục hồi từ mức thấp vào tháng 3/2020 và đã tăng 16% trong năm nay. 

Tuy nhiên, mọi thứ nhanh chóng thay đổi vào tháng Chín. Nhiều nhà đầu tư đang chuẩn bị tinh thần cho những biến động mạnh hơn trong những tháng mùa thu, và một số người ở Phố Wall dự báo rằng lợi nhuận sẽ mờ nhạt trong suốt thời gian còn lại của năm. 

Các nhà phân tích tại các công ty, bao gồm Citigroup, Deutsche Bank và Bank of America, đã công bố các ghi chú trong tháng này, cảnh báo về rủi ro trên thị trường chứng khoán Mỹ

Trong khi đó, các chiến lược gia của Morgan Stanley dự báo rằng khả năng S&P 500 sụt giảm hơn 20% ngày càng tăng.

Tuần này, các nhà đầu tư sẽ theo dõi chặt chẽ cuộc họp chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) và cách ngân hàng trung ương điều hướng thị trường tài chính. 

Lợi tức trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm giảm xuống 1,308% khi giá trái phiếu tăng, ghi nhận mức giảm lợi tức trong một ngày lớn nhất kể từ ngày 13/8. 

Cổ phiếu của các công ty năng lượng và tài chính nằm trong số các công ty hoạt động kém nhất vào thứ Hai. Đồng thời, các công ty trong các lĩnh vực tiếp xúc với nền kinh tế Trung Quốc cũng giảm mạnh. 

Freeport-McMoRan giảm 5,7%. Cổ phiếu của Goldman Sachs giảm 13,33 USD, tương đương 3,4% xuống 378,13 USD, mức giảm lớn nhất kể từ tháng 6.

Lo ngại về tăng trưởng toàn cầu và nhiều biến động hơn trong những tháng mùa thu đã khiến nhiều nhà đầu tư chuyển sang thị trường quyền chọn để phòng ngừa trước sự sụt giảm của cổ phiếu. Chỉ số Biến động Cboe, một thước đo các biến động dự kiến ​​trong S&P 500, đã tăng lên 25,71.

NHẬT SANG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement