Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

"Thẻ vàng" thủy sản xuất khẩu vào châu Âu sẽ được xem xét vào tháng 1/2019

Thị trường 24h

26/06/2018 12:10

Tháng 1/2019, đoàn công tác của Ủy ban châu Âu sẽ quay lại để xem xét vấn đề “thẻ vàng” thủy sản của Việt Nam.

Thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) cho biết, đoàn thanh tra của Ủy ban châu Âu (EC) sau khi tiến hành kiểm tra nỗ lực kiểm soát nguồn hải sản đánh bắt tại Việt Nam từ ngày 15-24/5/2018, đã ghi nhận những tiến bộ của Việt Nam.

Tuy nhiên, để khắc phục được “thẻ vàng”, ngành thủy sản Việt Nam vẫn còn một số thách thức lớn. Trong đó, việc kiểm soát đánh bắt, truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác còn nhiều lỗ hổng, nhiều vấn đề cần xử lý.

Gần 30.000 tàu cá đánh bắt xa bờ của Việt Nam chưa được lắp thiết bị định vị vệ tinh.
Gần 30.000 tàu cá đánh bắt xa bờ của Việt Nam chưa được lắp thiết bị định vị vệ tinh.

Hiện Việt Nam có gần 110.000 tàu cá, trong đó khoảng 33.000 tàu cá đánh bắt xa bờ (công suất 90 CV trở lên), nhưng chỉ khoảng 3.000 tàu được lắp thiết bị định vị vệ tinh Movimar. Như vậy, lượng tàu cần lắp các thiết bị định vị vệ tinh còn rất lớn. Phía Việt Nam đã chia sẻ với EC về việc thiếu kinh phí lắp đặt thiết bị cho tàu cá, đồng thời cam kết nỗ lực khắc phục trong thời gian tới.

Ngoài ra, dù Việt Nam đã lồng các khuyến nghị của EC vào Luật Thủy sản 2017 và các nghị định, văn bản hướng dẫn… nhưng cần đẩy mạnh việc thực thi ở các địa phương. “Việt Nam cùng với EC đã thực sự vào cuộc và không tạo ra những rào cản, gây ách tắc cho hàng hóa, hai bên cũng tích cực chia sẻ để cùng hiểu nhau hơn”, đại diện Bộ Nông nghiệp cho hay.

Trước đây, ngày 23/10/2017, EC thông báo áp dụng biện pháp cảnh báo bằng "thẻ vàng" đối với sản phẩm hải sản xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường của Liên minh châu Âu (EU). Đồng thời, EC đưa ra 9 khuyến nghị Việt Nam cần phải thực hiện ngay trong 6 tháng (từ 23/10/2017 đến 23/4/2018).

Trong đó có yêu cầu Việt Nam cân bằng năng lực khai thác và chính sách đội tàu cá, tăng cường truy xuất nguồn gốc sản phẩm thủy sản và thực hiện tất cả các bước cần thiết, phù hợp với luật pháp quốc tế, để ngăn chặn các sản phẩm thủy sản đánh bắt bất hợp pháp được buôn bán và nhập khẩu vào lãnh thổ. Đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia khác phù hợp với các nghĩa vụ quốc tế. Đảm bảo tuân thủ các nghĩa vụ báo cáo và lưu giữ trong RFMOs (các tổ chức quản lý nghề cá khu vực).

BẠCH TRANG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement