25/08/2018 19:29
Thế giới ngày càng nghiện mì ăn liền với hơn 100 tỉ gói bán ra hàng năm
60 năm kể từ khi hãng Nissin (Nhật Bản) bán gói mì ramen gà đầu tiên, mì ăn liền đã trở nên rất thịnh hành trên thế giới, với hơn 100 tỉ gói bán ra hàng năm. Các nhà sản xuất đang hướng đến những thị trường lớn như Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil.
Ngày 22 và 23/8, những người hoạt động trong ngành công nghiệp này tề tựu tại Osaka, nơi người sáng lập Nissin, ông Momofuku Ando phát minh ra mì ăn liền để dự Hội nghị thượng đỉnh mì ăn liền thế giới. Sự kiện này diễn ra 2 hoặc 3 năm một lần để thảo luận về các xu hướng của thị trường toàn cầu.
100,1 tỉ gói mì bán ra trên khắp thế giới năm 2017, tăng 10% so với năm 2008, theo Hiệp hội mì ăn liền thế giới. Trong khi châu Á vẫn chiếm 80% tiêu thụ thì các thị trường khác vẫn đang tăng trưởng tốt. Bắc Mỹ tiêu thụ được 5 tỉ gói, Trung - Nam Mỹ, Trung Đông - Châu Phi, châu Âu mỗi thị trường tiêu thụ khoảng 3 tỉ gói.
Người Myanmar và Brazil mới chỉ ăn lượng mì ăn liền bằng 1/4 người Nhật. Người Ấn Độ chỉ ăn có 4 lần trong năm. |
Trong khi tại Nhật Bản, nơi khai sinh mì gói, lượng tiêu thụ giảm, đạt mức 5,7 tỉ gói, chiếm gần 6% toàn cầu. Nhưng tốp 4 nhà sản xuất mì gói hàng đầu của Nhật Bản vẫn chiếm hơn 20% thị phần toàn cầu.
Theo hãng nghiên cứu kinh tế Euromonitor International, tập đoàn Ting Hsin International Group của Đài Loan sở hữu thương hiệu Master Kong phổ biến ở Trung Quốc đang là nhà sản xuất mì ăn liền số 1 thế giới với 15% thị phần. Tiếp đó là Nissin Foods Holdings của Nhật Bản với 12%, và Indofood Sukses Makmur từ Indonesia với 7%.
Các hãng Nhật Bản đang mở rộng hoạt động ở nước ngoài với hy vọng trở lại vị trí đầu. Nissin mở nhà máy ở Chiết Giang năm 2017, đến nay đã hoạt động tối đa công suất. Họ cũng sẽ niêm yết cơ sở sản xuất ở Trung Quốc này lên sàn giao dịch chứng khoán Hong Kong vào cuối năm ngoái.
Hãng Toyo Suisan Kaisha kiểm soát 90% thị trường Mexico. Nhãn hàng Maruchan của họ phổ biến ở đây đến mức “maruchan” trở thành một từ lóng để chỉ làm việc gì đó một cách nhanh chóng. Công ty này có thị phần lớn ở Mỹ, mới mở một cơ sở sản xuất tại Brazil trong chiến lược chinh phục thị trường các nước Nam Mỹ.
Acecook đang nắm một nửa thị phần ở Việt Nam, xem Myanmar là một điểm đến lớn tiếp theo. Nissin cũng kiếm phần chia tại Myanmar khi họ đang làm việc với một đối tác địa phương.
Những thị trường mới đang đem lại cơ hội phát triển lớn, bởi dân số ở đó tiếp tục tăng, trong khi mức tiêu thụ mì ăn liền trung bình của mỗi người dân còn thấp. Người Myanmar và Brazil mới chỉ ăn lượng mì ăn liền bằng 1/4 người Nhật. Người Ấn Độ chỉ ăn có 4 lần trong năm.
Sản phẩm giá rẻ, tiện dụng, tăng độ phủ mặt hàng, thực hiện các chiến dịch truyền thông trên các mạng xã hội đang là phương cách các nhà sản xuất vươn tới những khách hàng mới.
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp