Thanh tra loạt ‘điểm nóng’ chung cư: Kết luận ban ra, yêu cầu trả ngay 250 tỷ
HỒNG KHANH|05/04/2021, 14:14
250 tỷ đồng là số kinh phí bảo trì 2% mà Thanh tra Bộ Xây dựng đã yêu cầu chủ đầu tư chuyển trả cho Ban quản trị chung cư thông qua 15 kết luận thanh tra, tháo gỡ được nhiều bức xúc gay gắt.
Lần đầu tiên thanh tra về phí bảo trì
Trong 2 ngày 23-24/3 vừa qua, Thanh tra Bộ Xây dựng đã tổ chức công bố 15 kết luận thanh tra về phí bảo trì của 22 chung cư ở Hà Nội. Qua 15 kết luận thanh tra, đã yêu cầu chuyển trả cho Ban quản trị (BQT) nhà chung cư 250 tỷ đồng. Bên cạnh đó, Thanh tra cũng ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 7 chủ đầu tư số tiền 820 triệu đồng và buộc áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả tháo dỡ ngay phần lấn chiếm không gian sử dụng chung để trả lại cho cư dân.
Thanh tra Bộ Xây dựng tổ chức công bố 15 kết luận thanh tra về phí bảo trì của 22 chung cư ở Hà Nội.
Trên thực tế thời gian qua vấn đề phí bảo trì là một trong những tranh chấp dai dẳng, khó giải quyết tại nhiều dự án, từ chung cư giá rẻ cho đến cao cấp. Năm 2020, thực hiện Chỉ thị số 29/CT-TTg ngày 09/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước đối với công tác quản lý, vận hành, sử dụng nhà chung cư và qua nhiều phản ánh, bức xúc của dư luận, báo chí cũng như phản ánh của người dân tại các khu chung cư, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà đã chỉ đạo và giao nhiệm vụ cho Thanh tra Bộ tiến hành thanh tra đối với 15 chủ đầu tư các dự án chung cư ở Hà Nội. Đây cũng là lần đầu tiên vấn đề phí bảo trì chung cư được đưa vào kế hoạch thanh tra của Bộ Xây dựng.
Trong số 15 chủ đầu tư của 22 chung cư thanh tra, có những chung cư từng là “điểm nóng” tranh chấp, cư dân nhiều lần căng băng rôn phản đối đòi kinh phí bảo trì. Tuy nhiên, sau quá trình làm việc với đoàn thanh tra nhiều bức xúc gay gắt tại nhiều chung cư giữa chủ đầu tư – BQT tồn tại trong thời gian dài được tháo gỡ các bên đều đạt được sự đồng thuận.
15 kết luận do Thanh tra Bộ Xây dựng ban hành chỉ ra nhiều vi phạm, thiếu sót, tồn tại trong công tác công tác quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư của các chủ đầu tư, ban quản trị và chính quyền các cấp tại 22 chung cư ở Hà Nội.
Vấn đề phí bảo trì là một trong những tranh chấp dai dẳng, khó giải quyết tại nhiều dự án, từ chung cư giá rẻ cho đến cao cấp.
Nhiều chung cư tại thời điểm thanh tra, chủ đầu tư đang quản lý kinh phí bảo trì tại tài khoản của chủ đầu tư với lãi suất không kỳ hạn; bàn giao chậm, bàn giao không đầy đủ kinh phí bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư đối với khu căn hộ, nhiều chủ đầu tư, như tại chung cư: Riverside Garden (số 349 Vũ Tông Phan, Khương Đình, Thanh Xuân) chủ đầu tư là Liên danh Công ty CP Sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu Prosimex và Công ty CP Đầu tư thiết kế và xây dựng Việt Nam (nay là Công ty CP Tập đoàn Videc), Chung cư hỗn hợp Hateco Hoàng Mai chủ đầu tư Công ty CP Hateco Hà Nội.... Có những chung cư do giữa chủ đầu tư và BQT không thống nhất được việc phân chia diện tích chung riêng và diện tích mà chủ đầu tư giữ lại dẫn dẫn đến không quyết toán được số liệu, chậm bàn giao kinh phí bảo trì từ 1 - 3 năm.
Quá trình làm việc với đoàn thanh tra, nhiều chủ đầu tư và BQT đã nhận thức được trách nhiệm chủ động khắc phục tồn tại, chủ động thống nhất với BQT quyết toán số liệu và đã bàn giao cho BQT hơn 48,8 tỷ đồng đối với phần kinh phí bảo trì đối với diện tích mà chủ đầu tư giữ lại để kinh doanh.
Trả lại hơn 1.000m2 bị lấn chiếm cho cư dân
Theo Thanh tra Bộ Xây dựng, quá trình làm việc đa phần các nhà chung cư chưa quyết toán số liệu kinh phí bảo trì. Việc chưa thống nhất số liệu quyết toán có nhiều nguyên nhân nhưng tập trung chủ yếu ở nguyên nhân: nhận thức pháp luật, cách thức, thái độ làm việc để tìm được tiếng nói chung để đi đến thống nhất, việc phân chia diện tích chung - riêng, diện tích mà chủ đầu tư được giữ lại... Thanh tra Bộ Xây dựng đã chỉ rõ đây là những nguyên nhân chính dẫn đến việc tranh chấp khiếu nại kéo dài, trong đó trách nhiệm thuộc chủ đầu tư và BQT.
Nhiều chủ đầu tư chưa mở tài khoản kinh phí bảo trì trong thời gian 7 ngày kể từ ngày thu kinh phí của khách hàng để tạm quản lý, hoặc mở tài khoản nhưng không thông báo cho cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh nơi có nhà ở chung cư đó biết là vi phạm Điều 109 Luật Nhà ở năm 2014; trong đó, chậm mở tài khoản kinh phí bảo trì từ 12 đến 24 tháng.
Đại diện cư dân và chủ đầu tư tại nhiều chung cư đã tặng hoa, gửi thư cảm ơn sau quá trình làm việc của đoàn thanh tra những bức xúc gay gắt tại nhiều chung cư giữa chủ đầu tư – BQT tồn tại trong thời gian dài được tháo gỡ.
Nhiều chung cư chậm tổ chức hội nghị nhà chung cư lần đầu, chậm bàn giao hồ sơ nhà chung cư do nguyên nhân chủ đầu tư thay đổi công năng các phần sở hữu chung. Theo quy định tại điều 5 Thông tư số 02/2016/TT-BXD ngày 15/02/2016 của Bộ Xây dựng hồ sơ nhà chung cư bao gồm 4 thành phần, tuy nhiên do chủ đầu tư thay đổi công năng, mục đích sử dụng, lấn chiếm, sử dụng các phần thuộc sở hữu chung nhà chung cư do đó dẫn đến việc giấu không bàn giao hồ sơ, chậm bàn giao hồ sơ, nhiều chủ đầu tư chậm bàn giao từ 24 đến 36 tháng.
Lấn chiếm, sử dụng không gian thuộc sở hữu chung sử dụng vào mục đích riêng của các chủ sở hữu cũng là một trong những sai phạm tại không ít chung cư. Thời điểm thanh tra tháng 12/2020, tại các chung cư chủ đầu tư và một số chủ sở hữu đã ngăn chia không gian kỹ thuật, sảnh, hành lang, sân thượng phần sở hữu chung thành một số phòng cho ban quản lý dự án, đơn vị quản lý vận hành tạm sử dụng hoặc kinh doanh không đúng theo hồ sơ bản vẽ thiết kế được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt như tại chung cư Sun Grand City Ancora Residence tại số 3 Lương Yên do Công ty CP Xây dựng đầu tư bất động sản Việt Minh Hoàng làm chủ đầu tư; chung cư Hinode City thuộc Dự án Khu văn phòng tại số 201 đường Minh Khai; Cụm chung cư Văn phòng Quốc hội (Xuân Phương, Nam Từ Liêm) của Công ty CP Đầu tư đô thị và khu công nghiệp sông Đà 7; toà nhà F,G,H,K,L thuộc tổ hợp chung cư cao tầng khu hỗn hợp nhà ở HH02 (KĐT Dương Nội, Hà Đông). Quá trình làm việc với đoàn thanh tra, chủ đầu tư đã nhận thức được trách nhiệm và chủ động khắc phục.
Kết quả sau thanh tra, Thanh tra Bộ đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và yêu cầu áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả, các chủ đầu tư và chủ sở hữu đã nghiêm túc chấp hành khôi phục lại tình trạng ban đầu hơn 1.000m2 bị lấn chiếm trả lại không gian chung cho cư dân.
Bên cạnh việc các vi phạm đã nêu trong kết luận, trong quá trình trình làm việc, Thanh tra Bộ cũng đã hướng dẫn cho các chủ đầu tư, chủ sở hữu và ban quản trị hiểu và nhận thức rõ hơn trách nhiệm trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư, yêu cầu chủ đầu tư chuyển trả cư dân phần kinh phí bảo trì theo quy định.
Trao đổi với PV VietNamNet, Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng Nguyễn Ngọc Tuấn cho biết, năm 2020, Thanh tra Bộ Xây dựng đã thực hiện hoàn thành 11 đoàn thanh tra theo kế hoạch và đột xuất, giải quyết triệt để các vụ việc khiếu nại, tố cáo, đôn đốc kiểm tra bảo đảm thực hiện nghiêm các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý sau thanh tra.
Ông Nguyễn Ngọc Tuấn- Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng.
Những bất cập qua thanh tra công tác quản lý và sử dụng quỹ bảo trì cũng sẽ được tổng hợp để đề xuất bổ sung các quy định của pháp luật, trước mắt là sửa đổi Nghị định 139 về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực xây dựng theo Quyết định số 1734/QĐ-BXD ngày 31/12/2020.
“Trưởng đoàn thanh tra được giao phải khảo sát, nắm tình hình tổng hợp các thông tin, tài liệu thu thập được, đề xuất nhân sự, báo báo Chánh Thanh tra xem xét, phê duyệt nội dung, phạm vi thanh tra, địa điểm thanh tra trước khi ban hành quy định thanh tra và triển khai đoàn thanh tra theo quy định” – Chánh Thanh tra Nguyễn Ngọc Tuấn nhấn mạnh.
Cũng theo ông Tuấn, trong thời gian tới Thanh tra Bộ xây dựng sẽ thực hiện nghiêm chỉ đạo của Bộ trưởng trong công tác thanh tra, công tác thanh tra sẽ đi vào các vấn đề gai góc, phức tạp. Từ đó, tổng hợp những bất cập, báo cáo Bộ Xây dựng để nghiên cứu bổ sung các quy định và hướng dẫn các Sở Xây dựng, Thanh tra Sở Xây dựng triển khai và thực hiện kiểm tra công tác quản lý sử dụng quỹ bảo trì nhà chung cư tại địa phương.
“Thanh tra Bộ sẽ tiếp tục thực hiện nghiêm công tác thanh tra theo kế hoạch của Bộ. Bên cạnh đó tiếp tục giám sát có chỉ đạo kịp thời đối với những điểm nóng xây dựng tại các địa phương theo phản ánh kiến nghị của người dân, báo chí…không tránh né những vấn đề gai góc của xã hội”- ông Tuấn khẳng định.
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.
Lượng hành tím Vĩnh Châu tồn đọng quá lớn, giá lại liên tục giảm khiến Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng kêu gọi doanh nghiệp, cơ quan đoàn thể, người dân… chung tay “giải cứu” loại nông sản này.
Mặt bằng lãi suất đang ở mức rất thấp và lãi suất cho vay mua nhà để ở đang được các ngân hàng áp dụng từ 7-8,9%/năm, tùy giá trị thực tế của mỗi ngôi nhà. Tuy nhiên theo giới chuyên gia, điều quan trọng là phải cân đối được dòng tiền trả nợ.
Với doanh nghiệp gia đình Việt Nam, kế hoạch kế nghiệp vẫn là một vấn đề nhạy cảm. Chỉ 36% có kế hoạch kế nghiệp công minh, được lập thành văn bản và công bố rõ ràng.
Kinh doanh sân golf được quản lý bằng quy hoạch, thông qua các Quyết định 1946/QĐ-TTg ngày 26-11-2009 và Quyết định 795/QĐ-TTg ngày 26-5-2014… Tuy nhiên, khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định 52/2020/NĐ-CP (NĐ 52), việc đầu tư, kinh doanh sân golf trở nên thông thoáng hơn. Bên cạnh những mặt tích cực, nghị định này cũng bộc lộ những điểm khiến giới chuyên môn lo ngại hệ lụy khi hàng loạt sân golf ồ ạt được cấp phép.
Dịp lễ 30/4/2021, sân bay Nội Bài sẽ đón lượng khách nội địa cao nhất trong 2 năm trở lại đây, tức cao hơn cả cao điểm 30/4/2019, khi chưa có đại dịch COVID-19.
Bên cạnh các dòng sản phẩm iPhone, iPad, Apple Watch, AirPods hay MacBook, ngày 20/04, Apple chính thức tung ra một thiết bị mới, có tên gọi AirTag. Thiết bị này nhằm phục vụ cho người dùng theo dõi và tìm kiếm các đồ dùng bị thất lạc. Cùng khám phá thiết bị thông minh này thông qua bài viết sau đây!
Thủ tướng Lào đã ra lệnh phong tỏa 14 ngày đối với Thủ đô Viêng Chăn trong bối cảnh gia tăng các ca nhiễm COVID-19, trong khi các tỉnh khác được yêu cầu xem xét tăng cường các biện pháp phòng ngừa.
Thời tiết ngày mai (22/4) ở khu vực Tây Bắc Bắc Bộ có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-37 độ, có nơi trên 37 độ; các tỉnh từ Thanh Hoá đến Thừa Thiên Huế có nắng nóng cục bộ
Lượng hành tím Vĩnh Châu tồn đọng quá lớn, giá lại liên tục giảm khiến Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng kêu gọi doanh nghiệp, cơ quan đoàn thể, người dân… chung tay “giải cứu” loại nông sản này.