Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Tham vọng loại bỏ xe máy xăng, thay bằng xe điện, lợi bất cập hại?

Đánh giá

08/04/2018 08:53

CEO một hãng xe điện tuyên bố sẽ loại bỏ xe máy chạy xăng trong 5 năm tới. Ở góc độ môi trường, liệu có hiệu quả?

Tham vọng loại bỏ xe máy xăng, thay bằng xe điện, lợi bất cập hại?

Mới đây, CEO của hãng xe điện Pega được cho là “made in Việt Nam” đăng đàn tuyên bố, sẽ loại bỏ xe máy xăng trong 5 năm tới, và thay bằng những mẫu xe điện. Tuyên bố này được cho là bất khả thi, khi xe máy tại Việt Nam là một thị trường quá lớn, thói quen sử dụng cũng đã được vun đắp nhiều chục năm. Luận điểm của vị CEO tất nhiên là bảo vệ môi trường, liệu rằng những chiếc xe điện của Pega có thân thiện với môi trường hơn những chiếc xe máy chạy xăng?

Năng lượng điện không “sạch”

Khi nhắc đến công nghệ xe điện, người ta thường chọn những nước đã phát triển như Mỹ, Anh, Pháp hay Nhật. Điểm chung của những quốc gia này là nguồn năng lượng điện của họ một là dư thừa, hai là sử dụng các công nghệ tiên tiến để tạo ra điện, vốn sạch và thân thiện với môi trường.

Khi đã có nguồn điện sạch, các hãng xe hơi lớn như Toyota, Ford, GM, Volkswagen, BMW, Jaguar, Aston Martin… mới bắt đầu cắt giảm công nghệ động cơ đốt trong và chuyển sang phát triển công nghệ xe điện. Khi ấy xe điện mới tạm được coi là sạch và thân thiện hơn với môi trường so với xe sử dụng động cơ đốt trong.

Việt Nam, vốn năng lượng điện chủ yếu sản xuất từ ba nguồn chính là thủy điện, nhiệt điện than và nhiệt điện khí, các nguồn điện sạch như điện gió hay điện mặt trời là không đáng kể.

Thủy điện vốn được coi là nguồn năng lượng sạch và thân thiện với môi trường, cũng đã được khai thác gần hết tại Việt Nam, chỉ còn chỗ cho những nhà máy nhỏ ít tác động tới môi trường. Các nhà máy thủy điện lớn cũng được cho là gây tác động rất lớn tới môi trường tự nhiên, và có thể để lại các hệ lụy trong tương lai.

Nhiệt điện than và khí đều đốt cháy nguyên liệu để tạo ra năng lượng điện, thải ra khí độc hại, thực tế gây ô nhiễm tương tự với các phương tiện sử dụng động cơ đốt trong. Đó là chưa kể tới việc Việt Nam đã dần cạn kiệt nguồn than cũng như khí đốt, phải nhập khẩu số lượng lớn nếu muốn duy trì an ninh năng lượng.

Có thể thấy năng lượng điện sản xuất tại Việt Nam là không sạch, và việc so sánh điện tại Việt Nam với điện ở các nước đã phát triển là khập khiễng. Chuyển từ xe máy sử dụng xăng sang xe điện, với nguồn điện được tạo ra từ việc đốt than hay khí đốt rõ ràng không phải là cách bảo vệ môi trường triệt để.

Vấn đề lớn hơn, đó là nhu cầu về điện của Việt Nam tăng khoảng 8% mỗi năm theo các chuyên gia, chưa tính tới việc chuyển từ sử dụng xe máy chạy xăng sang xe chạy điện. Lượng điện sản xuất từ các nguồn rẻ tiền như thủy điện, than, khí có sẵn đã bị khai thác tới hạn, tiến tới phải nhập khẩu điện hoặc sản xuất điện từ các nguồn than, khí nhập khẩu để đảm bảo đáp ứng nhu cầu sử dụng điện. Việc thay đổi từ xe máy chạy xăng sang xe chạy điện rõ ràng sẽ khiến ngành điện thêm gánh nặng và nguy cơ thiếu điện là cận kề.

 Trên thị trường hiện nay, xe đạp điện hay xe điện đều sử dụng phần lớn là ắc quy, phần ít là sử dụng pin lithium.
 Trên thị trường hiện nay, xe đạp điện hay xe điện đều sử dụng phần lớn là ắc quy, phần ít là sử dụng pin lithium.

Nguy cơ ô nhiễm môi trường từ pin và ắc quy phế thải

Xe điện sử dụng năng lượng điện không “sạch” chỉ là một vấn đề, việc những chiếc xe điện thải ra pin và ắc quy mới là nguồn gây ô nhiễm môi trường và nguy hại tới sức khỏe cộng đồng.

Trên thị trường hiện nay, xe đạp điện hay xe điện đều sử dụng phần lớn là ắc quy, phần ít là sử dụng pin lithium, hầu hết được nhập khẩu từ Trung Quốc, được cho là có độ bền thấp, chất lượng kém nhưng giá thành rẻ. Đây đều là những thứ được liệt kê vào danh mục rác thải độc hại, và cần được thu hồi, xử lý đúng cách. Tuy nhiên với người tiêu dùng, phần lớn pin hay ắc quy thải loại sẽ được ném vào thùng rác, và sau đó bị chôn hoặc đốt cùng với các loại rác thải khác.

Việc chôn hay đốt pin và ắc quy, là cách xử lý thiếu an toàn và gây tác động xấu đến môi trường, khi nó sẽ thải ra chất độc, có thể gây ô nhiễm nguồn nước nếu chôn, hoặc gây ô nhiễm không khí khi đốt.

Bên cạnh việc ý thức phân loại rác của người dân còn kém, thì xe điện nói chung phần lớn có nguồn gốc từ Trung Quốc, cũng không được thu gom và xử lý pin hay ắc quy, thải bừa bãi ra môi trường và là nguyên nhân gây ô nhiễm không nhỏ.

Đừng để mất bò mới lo làm chuồng

Như vậy, xe điện nói chung tại Việt Nam, hay nói đúng hơn là công nghệ xe điện hiện tại ở Việt Nam, là không thân thiện với môi trường đáng kể nếu so với xe máy sử dụng xăng. Thậm chí những hiểm họa môi trường từ rác thải pin và ắc quy còn nguy hại hơn cả khí thải ra từ ống xả xe máy, tồn tại nhiều chục năm và gây hệ lụy lâu dài.

Cơ quan chức năng cần bám sát việc phát triển xe điện, đặc biệt về công nghệ pin, ắc-quy, cũng như khả năng thu hồi, tái chế của nhà cung cấp xe điện, để tránh hệ lụy môi trường về lâu dài khi sản phẩm này bùng nổ, đặc biệt về rác thải độc hại.

Không làm cho môi trường sạch hơn đáng kể so với xe điện tại tác nước đã phát triển, lại tiềm tàng nguy cơ ô nhiễm đất, ô nhiễm nước hay ô nhiễm không khí từ pin và ắc-quy, xe điện nếu bùng nổ sẽ là vấn đề lớn, thậm chí có thể biến Việt Nam thành bãi rác pin và ắc quy phế thải.

Theo thống kê, có khoảng 45 triệu xe máy đang lưu hành tại Việt Nam, nếu chuyển sang xe điện hay xe đạp điện với công nghệ hiện tại, thì lượng rác thải độc hại sẽ thậm chí gây ra thảm họa môi trường, còn kinh khủng hơn nhiều so với những chiếc xe máy chạy xăng.

Thêm vào đó, xu hướng của giao thông tương lai, nên là phát triển các phương tiện giao thông công cộng và giảm dần các phương tiện cá nhân. Việc bùng nổ xe máy điện hay xe đạp điện thay thế cho xe máy, nếu có, cũng không phải là tín hiệu vui, sẽ khiến giao thông tiếp tục chen chúc và hỗn loạn.

TÔ TÙNG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement