Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Thâm hụt ngân sách Mỹ hơn 3.000 tỷ USD do đại dịch COVID-19

Kinh tế thế giới

17/10/2020 08:18

Những nỗ lực chống lại đại dịch COID-19 khiến chính phủ Mỹ chìm trong vết mực đỏ khi năm tài khoá sắp kết thúc.

Công bố của Bộ Tài chính Mỹ ngày 16/10 cho biết thâm hụt ngân sách của nền kinh tế đứng đầu thế giới đã tăng vọt gấp 3 lần mức thiếu hụt 984 tỷ USD của năm ngoái và gấp đôi kỷ lục trước đó là 1.400 tỷ USD vào năm 2009, nhờ gói kích thích được thông qua vào năm đó để chống lại cuộc khủng hoảng tài chính.

Con số này đã lên mức kỷ lục 3.100 tỷ USD trong năm tài khóa kết thúc vào ngày 30/9/2020, bởi Nhà Trắng đã phải vật lộn với đại dịch COVID-19, cuộc khủng hoảng đã nhấn chìm nước Mỹ vào tình trạng suy thoái vừa qua.

Phần lớn thiệt hại cho ngân sách năm nay là do Đạo luật CARES, một gói hỗ trợ 2.200 tỷ USD bao gồm 500 tỷ USD để giúp các ngành công nghiệp khó khăn và 290 tỷ USD cho các khoản thanh toán lên tới 3.000 USD cho hàng triệu gia đình.

Mỹ cũng dành 350 tỷ USD cho các khoản vay của doanh nghiệp nhỏ, 250 tỷ USD cho hỗ trợ thất nghiệp mở rộng và ít nhất 100 tỷ USD cho các bệnh viện và các hệ thống y tế liên quan.

Kinh tế Mỹ chịu ảnh hưởng nặng về vì dịch COVID-19.
Kinh tế Mỹ chịu ảnh hưởng nặng về vì dịch COVID-19.

Ngân sách liên bang Mỹ thu được 3.420 tỷ USD, giảm 1% so với năm trước và con số giảm chủ yếu xảy ra từ tháng Ba sau khi đại dịch COVID-19 xảy ra.

Chi ngân sách liên bang tăng 47% tới mức kỷ lục là 6.550 tỷ USD do chính quyền Mỹ phải chi các gói cứu trợ khẩn cấp cho doanh nghiệp nhỏ, đền bù thất nghiệp cho người lao động và trợ cấp cho các gia đình Mỹ trong thời điểm khó khăn vì đại dịch. 

Nợ liên bang năm 2020 đã tăng 25% lên tới 21.000 tỷ USD tính đến cuối tháng 9 (cuối năm tài khóa), so với mức 16.800 tỷ USD ở thời điểm bắt đầu năm tài khóa 2020. 

Số liệu nghiên cứu cho thấy việc phải chi những khoản cứu trợ lớn chưa từng thấy, ví dụ như gói cứu trợ trị giá 2.200 tỷ USD hồi tháng 3 đã giúp các doanh nghiệp và các gia đình Mỹ trụ vững qua những tháng đầu tiên khi nền kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái, tăng thu nhập và thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng. 

Tuy nhiên với hơn 10 triệu người hiện nay vẫn chưa thể quay lại làm việc, có nhiều dấu hiệu cho thấy động lực phục hồi kinh tế đang chậm lại bởi các chương trình hỗ trợ của chính quyền liên bang bắt đầu hết hạn.  

Các chuyên gia kinh tế và các nhà hoạch định chính sach, kể cả Chủ tịch FED Jerome Powell đều cảnh báo rằng tăng trưởng có thể tiếp tục giảm tốc trừ khi Quốc hội thông qua thêm các gói cứu trợ bổ sung.

Trong nửa đầu năm tài khóa 2020, thu ngân sách liên bang có tăng, cho thấy nền kinh tế vững mạnh và tỷ lệ thất nghiệp thấp khiến nguồn thu từ thuế cá nhân và doanh nghiêp tăng.

Tuy nhiên từ tháng 4 đến tháng 10, nguồn thu giảm hẳn do đại dịch xảy ra, các doanh nghiệp phải đóng cửa và hơn 20 triệu người Mỹ mất việc làm.

NGỌC CHÂU
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement