05/08/2020 13:38
Thảm họa nổ lớn ở Beirut, kinh tế lao dốc, COVID-19... khiến Lebanon kiệt quệ
It nhất 78 người đã thiệt mạng và hơn 4.000 người bị thương trong vụ nổ lớn ở khu vực cảng của Beirut, Lebanon ngày 4/8, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 và khủng hoảng kinh tế tại nước này.
Lebanon đã bị tê liệt bởi một số cuộc khủng hoảng kéo dài trong nhiều thập kỷ. Quốc gia này chịu đựng một cuộc nội chiến tàn khốc kéo dài 15 năm và thường xuyên bị cuốn vào cuộc các cuộc xung đột khu vực, theo Guardian.
Nhưng vụ nổ đã làm rung chuyển cảng Beirut hôm 4/8 (theo giờ địa phương) xảy ra giữa đại dịch COVID-19 và một cuộc khủng hoảng kinh tế - có thể là tai họa khiến Lebanon đã ngã quỵ.
Thủ tướng Hassan Diab cho biết thêm nhiều khả năng 2.750 tấn phân bón amoni nitrat được lưu trữ trong nhiều năm tại một nhà kho gần bến cảng ở thủ đô Beirut đã nổ tung, gây ra thảm họa.
|
It nhất 78 người đã thiệt mạng và hơn 4.000 người bị thương trong vụ nổ lớn ở khu vực cảng của Beirut, Lebanon ngày 4/8, theo Bộ trưởng Y tế Hamad Hasan. |
Đại dịch COVID-19
Lebanon đã ghi nhận hơn 5.000 trường hợp nhiễm COVID-19 với 65 người chết. Mặc dù là con số tương đối thấp, gần đây số ca nhiễm COVID-19 đã tăng vọt và lan sang các khu vực mới của nước này. Dù đã có lệnh phong tỏa 5 ngày do chính phủ áp đặt vừa kết thúc, các bác sĩ đã cảnh báo hệ thống y tế mong manh của Lebanon đã "vượt quá khả năng của họ"
"Các phòng chăm sóc đặc biệt tại phòng khám của Bệnh viện Đại học Rafik Hariri hiện đã không còn chỗ trống và nếu tình hình vẫn như vậy trong những ngày tới, bệnh viện sẽ không thể đáp ứng các trường hợp cần chăm sóc đặc biệt khác," bác sĩ Osman Itani, bác sĩ chuyên khoa phổi và chuyên gia chăm sóc đặc biệt, nói với Arab News vào hôm 2/8.
Lực lượng y tế chuyển một người bị thương từ Bệnh viện Najjar sang một bệnh viện khác ở khu vực Al-Hamra, Beirut sau khi một số bệnh viện bị hư hại trong vụ nổ. Ảnh: EPA. |
"Số lượng các trường hợp hiện vượt quá con số 100 mỗi ngày và đây là một vấn đề lớn mà hệ thống y tế không thể giải quyết được vì đã vượt quá khả năng của mình."
Bộ y tế Lebanon báo cáo COVID-19 đang lây lan nhanh chóng vì các biện pháp hạn chế phong tỏa đã được bỏ qua, tại đây những người tham dự đám cưới, tiệc tùng, các dịch vụ tôn giáo và các cuộc tụ họp công cộng khác.
Những cuộc biểu tình
Theo tờ Guardian,tháng 10 năm ngoái người dân đã chứng kiến ít nhất 70 thị trấn trên khắp Lebanon phản đối tham nhũng của chính phủ, người dân cũng phản đố các biện pháp thắt lưng buộc bụng vàtình trạng thiếu cơ sở hạ tầng cơ bản như nước máy không an toàn để uống và mất điện xảy ra hàng ngày.
Cảnh sát đụng độ người biểu tình tại Beirut vào tháng 1/2020. Ảnh: AFP. |
Các cuộc biểu tình quyết liệt đã làm đất nước tê liệt và dẫn đến sự từ chức của Thủ tướng Saad Hariri.
Tuy nhiên, từ khi ông Saad Hariri từ chức, có rất ít thay đổi được thực hiện. Tình hình mất điện ngày càng tồi tệ, khủng hoảng kinh tế ngày càng sâu sắc và giá lương thực tăng lên tới 80%.
Kinh tế lao dốc
Lebanon đang trải qua một cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ đã làm tê liệt đất nước, đẩy hàng ngàn người ra nước ngoài và làm dấy lên các cuộc biểu tình ở khắp nơi trong cả nước nhằm chống lại hệ thống chính trị tham nhũng trong thời gian qua.
Theo thống kê chính thức, gần một nửa dân số nước này sống dưới mức nghèo khổ và 35% người dân ở quốc gia này không có việc làm.
Vào tháng 3, lần đầu tiên trong lịch sử của mình, Lebanon tuyên bố họ không trả được nợ. Nợ quốc gia của nước này là 92 tỷ USD - gần 170% GDP - một trong những tỷ lệ nợ cao nhất thế giới.
Vào tháng 5, nước này đã tiến hành các cuộc đàm phán với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhằm đảm bảo viện trợ quan trọng, theo kế hoạch giải cứu nền kinh tế được chính phủ thông qua. Tuy nhiên các cuộc đàm phán đã bị đình trệ.
Theo Guardian vào tháng trước, nhiều người ở Lebanon phải đối mặt với một tương lai ảm đạm.
Hiện trường vụ nổ, khung cảnh tan hoang |
Kể từ tháng 3, giá của hầu hết các hàng hóa đã tăng gần gấp ba lần, trong khi giá trị của đồng tiền quốc gia đã giảm 80% và phần lớn các hoạt động của nước này đã dừng lại. Những người vẫn giữ được việc làm và đang chật vật sống sót hàng tháng. Trung tâm trống rỗng. Nghèo đói đang tăng vọt, tội phạm đang gia tăng và đường phố đang đầy bạo lực.
Sau vụ nổ khủng khiếp tại thành phố Beirut, Lebanon sẽ tàn phá đất nước hơn nữa. Lebanon có hai biên giới trên bộ: một với Syria bị chiến tranh tàn phá, một là với Israel, trong đó Lebanon hiện là quốc gia đang có chiến tranh Israel.
Những người bị thương đang chờ được giúp đỡ bên ngoài bệnh viện. Các điểm cấp cứu của Beirut gần quá tải. |
Lebanon cũng phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu để cung cấp thực phẩm. Tobias Schneider, một nhà nghiên cứu tại Viện Chính sách công toàn cầu ở Berlin, nói rằng Lebanon phụ thuộc vào nhập khẩu 90% lượng tiêu thụ lúa mì của mình - lúa mì được sử dụng để sản xuất bánh mì dẹt chủ yếu của quốc gia này, hầu hết đều đi qua một khu cảng vừa bị tàn phá trong vụ nổ hôm kinh hoàng ngày 4/8.
Xung đột khu vực
Lebanon trải qua một cuộc nội chiến phức tạp và đẫm máu nổ ra từ năm 1975 đến 1990, khiến 120.000 người chết và lưu đày một triệu người, trước khi một phần của Lebanon bị cả Syria và Israel chiếm đóng trong gần hai thập kỷ. Quân đội nước ngoài cuối cùng đã rút vào năm 2005.
Phong trào Hezbollah do Iran hậu thuẫn đã chiến đấu trong một cuộc chiến kéo dài một tháng chống lại Israel năm 2006, nổi lên như một phong trào kháng chiến chống lại sự chiếm đóng của Israel ở Lebanon.
Chính phủ Lebanon tuyên bố Beirut là "thành phố thảm họa" sau vụ nổ kho phân bón khiến 78 người chết và gây nguy cơ khí độc phát tán. |
Và vào năm 2013, Hezbollah tuyên bố họ đã chiến đấu bên cạnh chế độ của Tổng thống Bashar al-Assad của Syria, hành động này tiếp tục chia rẽ bối cảnh chính trị Lebanon và dẫn đến các lệnh trừng phạt làm giảm lượng tiền của quốc gia này dưới hình thức du lịch và chuyển kiều hối. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu cũng tác động đến kiều hối, vốn là một nguồn thu nhập quan trọng - người Lebanon sống ở nước ngoài đông hơn những người trong nước - cũng như số tiền viện trợ có sẵn.
Cuộc xung đột Syria đã lan sang Lebanon, với một số cuộc tấn công làm rung chuyển Beirut và các khu vực.
Nhưng tác động rõ ràng nhất của cuộc chiến Syria ở Lebanon, một quốc gia có khoảng 4,5 triệu người, là dòng người ước tính khoảng 1,5 triệu người. Lebanon và các tổ chức quốc tế đã đôi khi gióng lên hồi chuông cảnh báo về gánh nặng kinh tế và xã hội do dòng tiền ti6 nạn gây ra cho một quốc gia không đủ điều kiện để hỗ trợ họ.
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp