Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Thách thức cuối cùng trong sự nghiệp kinh doanh của tỷ phú Trần Bá Dương

Doanh nhân

09/01/2021 18:27

Tính từ khi bỏ vốn vào HAGL Agrico, nhóm Thaco đã rót hơn 40.000 tỷ đồng vào công ty nông nghiệp này. Rót vốn lớn, tân Chủ tịch HAGL Agrico hứa làm nông nghiệp hữu cơ, quản trị chuẩn công nghiệp bằng danh dự.

Nhóm Thaco rót gần 43.000 tỷ đồng  

Được thành lập năm 2010, Công ty Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HAGL Agrico) đã phát triển được quỹ đất 85.000ha ở Gia Lai, Đắk Lắk, Lào và Campuchia. Do giá cao su tự nhiên giảm mạnh, HAGL Agrico rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng, bị mất thanh khoản.

Tổng nợ đến ngày 03/8/2018 là 18.414 tỷ đồng. Do đó, công ty đã mời gọi Thaco trở thành nhà đầu tư chiến lược tham gia tái cấu trúc tài chính và chuyển đổi một phần lớn diện tích cây cọ dầu, cây cao su sang cây ăn trái.

Trong quá trình hợp tác, Thaco có đầu tư 4.500 tỷ đồng để mua 38% cổ phần HAGL Agrico. Công ty Đại Quang Minh - công ty bất động sản của Thaco Group mua lại HAGL Myanmar và tiếp tục đầu tư cho dự án này với tổng số tiền là 8.155 tỷ đồng.

Tiếp đó, Thaco cùng công ty con Nông nghiệp Trường Hải (Thagrico – trước đây là Thadi) cho HAGL Agrico vay số tiền là 5.994 tỷ đồng.

Nhóm Thaco đã rót hơn 40.000 tỷ đồng vào HAGL Agrico. Ảnh: HAGL Agrico
Nhóm Thaco đã rót hơn 40.000 tỷ đồng vào HAGL Agrico. Ảnh: HAGL Agrico

Thagrico cũng nhận chuyển nhượng 3 công ty Cao su Đông Dương, Cao su Đông Pênh và Cao su Trung Nguyên với tổng số tiền 7.626 tỷ đồng.

Sau 2 năm tái cấu trúc, HAGL Agrico đã chuyển đổi và phát triển vườn cây ăn trái lên đến 24.600 ha, trong đó diện tích chuối 12.000 ha, xoài 6.000ha và 6.600 ha cây ăn trái khác. Doanh thu xuất khẩu năm 2019 đạt 78 triệu USD, năm 2020 đạt 110 triệu USD.

Tuy nhiên, tình hình tài chính HAGL Agrico vẫn gặp nhiều khó khăn khi nợ ngân hàng 5.700 tỷ đồng, nợ Thagrico 5.994 tỷ đồng, nợ HAGL 2.187 tỷ đồng, nợ phải trả nhà cung cấp, đối tác, nhân viên 2.196 tỷ đồng. Tổng các khoản nợ phải trả là 16.078 tỷ đồng tại 30/11/2020. Do vậy, HAGL và Thaco tiếp tục thực hiện tái cấu trúc trong đợt này.

HĐQT HAGL Agrico đã quyết định chuyển nhượng tiếp 4 công ty con với tổng diện tích 20.744 ha (gồm An Đông Mia, Hoàng Anh Quang Minh, Hoàng Anh Đắk Lắk và Bò Sữa Tây Nguyên) cho Thagrico với giá 9.095 tỷ đồng và số tiền thực thu về 6.500 tỷ đồng (sau khi trừ nghĩa vụ nợ).

ĐHĐCĐ bất thường cũng vừa thông qua phương án phát hành thêm 741,4 triệu cổ phiếu cho Thagrico với giá 10.000 đồng/cp. Sau phát hành, nhóm Thaco sở hữu tổng cộng hơn 63% vốn, nhóm HAGL Group là gần 27% vốn.

Như vậy tổng số tiền mà Thaco đã rót vốn vào HAGL Agrico kể từ khi trở thành nhà đầu tư chiến lược là 42.784 tỷ đồng.

Cơ cấu nhân sự cũng có sự thay đổi khi ông Trần Bá Dương - Chủ tịch Thaco trở thành Chủ tịch HĐQT để “cầm lái” HAGL Agrico; trong khi ông Đoàn Nguyên Đức làm Phó Chủ tịch HĐQT.

Quyết tâm làm nông nghiệp hữu cơ

Tại Đại hội bất thường, ông Trần Bá Dương nói rằng quá trình tái cơ cấu chính yếu là làm sao có tiền để trả nợ, để từ đó xây dựng một công ty sản xuất nông nghiệp quy mô lớn kết hợp bán chăn nuôi, quản trị theo phương pháp công nghiệp.

Bỏ vốn lớn, tân Chủ tịch HAGL Agrico hứa làm nông nghiệp hữu cơ hết sức.
Bỏ vốn lớn, tân Chủ tịch HAGL Agrico hứa làm nông nghiệp hữu cơ hết sức.

“Công ty thì nợ lớn mà đất thì chưa thể chuyển đổi sang trồng cây ăn trái nhanh được. Vấn đề khác là hạ tầng điện nước đang dùng cho cây cao su không đủ cung cấp cho cây ăn trái, nhu cầu chăm sóc tưới tiêu và logistic là rất lớn, chỉ cần không chăm sóc thì rất dễ mất vườn cây. Với tình hình khó khăn đó, chúng tôi quyết định đi tới phương án bán công ty con và phát hành riêng lẻ cho Thagrico để có vốn đầu tư”, tân Chủ tịch HAGL Agrico chia sẻ.

Theo ông Dương, việc Thagrico mua thêm 4 công ty con là để san sẻ việc chăm sóc vườn cây, thực chất là để giải quyết các vấn đề cho HAGL Agrico tốt hơn bởi hiện tại nếu trồng cũng không đủ nguồn lực chăm sóc.

Ngoài ra phương án phát hành riêng lẻ cũng giúp công ty có thêm hơn 7.400 tỷ đồng. Như vậy, tổng số tiền được rót vào công ty trong đợt này khoảng 16.000 tỷ đồng, sau khi thanh toán các khoản nợ tồn đọng vẫn còn khoảng 3.000 tỷ đồng để đầu tư.

Dù đã bán nhiều tài sản, HAGL Agrico cũng còn quản lý diện tích đất rất lớn với hơn 27.000 ha ở Lào và 8.000 ha ở Campuchia. Trong khi đó, công ty chỉ mới trồng trọt được khoảng 13.200 ha trên tổng diện tích 35.600 ha, do vậy cần nguồn vốn đầu tư lớn cho diện tích còn lại.

Với diện tích đất trồng trọt quá lớn, người "cầm lái" mới cho rằng công ty phải nuôi bò mới có thể đáp ứng nổi phân bón cho cây trồng, bởi không có đơn vị nào cung cấp nổi.

Với chiến lược trồng trọt kết hợp bán chăn nuôi, ông Dương tin kết quả kinh doanh HAGL Agrico sẽ hiệu quả hơn. Tuy nhiên, công ty cũng cần thời gian để hình thành nền sản xuất nông nghiệp hữu cơ quy mô lớn, quản trị chuẩn công nghiệp.

“Đến giờ này, chúng tôi đã bỏ vào đây hơn 40.000 tỷ đồng nên chắc chắn tôi phải làm và không còn cách nào khác phải làm. Cái này tôi xem như là thách thức để làm nông nghiệp hữu cơ, quản trị theo phương pháp công nghiệp. Vốn tôi bỏ ra rất nhiều, danh dự của tôi cũng theo chỗ này, nên sẽ cố gắng hết sức”, lãnh đạo HAGL Agrico chia sẻ.

Vị doanh nhân này cũng nhắc lại thách thức đầu đời kinh doanh là gây dựng Thaco tại vùng đất Chu Lai (Quảng Nam), vùng đất cũng giống đất HAGL Agrico đang sở hữu tại Lào và Campuchia.

Thách thức thứ 2 là Thaco đầu tư và quy hoạch khu Thủ Thiêm (TP.HCM) năm 2021 giữa lúc nền kinh tế gặp khủng hoảng, cho tới thành quả là kiểu mẫu đô thị mới như hiện nay. Và với nông nghiệp hữu cơ, ông xem đây là thách thức thứ 3 và là thử thách lớn cuối cùng trong sự nghiệp kinh doanh.

HUY LÊ
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement