Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Tết vui hay tết... phiền?

Dân sinh

20/01/2017 07:46

Dịp cuối năm, người người nhà nhà làm tiệc tất niên nhưng có khi niềm vui của vài người là nỗi khổ của… nguyên xóm, nguyên chung cư...

Phải chăng vì tâm lý xí xóa, xuề xòa cho nhau ngày Tết mà ra? Đâu rồi những cái tất niên thân thương, nhẹ nhàng, ấm tình làng nghĩa xóm? Làm sao để ăn tất niên, đón Tết vui vẻ mà không phiền người khác?

Tất niên một nhà, khổ nguyên xóm

Mấy ngày nay, ngày nào cô Nguyệt Nhựt (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) cũng đi “lánh nạn” ngoài nhà sách đến khuya mới về vì xóm cô hết nhà này đến nhà khác làm tiệc tất niên.

“Một ngày, hai ngày còn ráng chứ ngày nào cũng nhạc ầm ầm, đóng kín cửa nhà còn nghe vang vang thì sao chịu thấu. Một người làm được thì mấy nhà khác thấy vậy cũng làm theo, thuê dàn loa, karaoke rồi hát hò đến khuya. Tôi với ông xã lớn tuổi rồi nên nghe nhạc ầm ầm một hồi mệt tim lắm. Sao tất niên thì chỉ một nhà vui mà cả xóm khổ?”, cô Nguyệt Nhựt nói.

Tết đến đừng uống quá đà

“Ở trọ cũng không yên” là chia sẻ của chị Ngọc Minh (Q.Phú Nhuận, TP.HCM). Chuyện là do chủ nhà trọ của chị làm đến mấy cái tất niên để đãi từ gia đình, bạn bè đến đồng nghiệp nên cả tuần nay ngày nào cũng có tiệc.

“Chủ nhà làm tiệc dưới tầng trệt, mình ở tầng bốn nhưng vẫn nghetiếng nhạc, tiếng hò reo “Dô dô”. Chưa kể sáng dắt xe đi làm, “bãi chiến trường” tối qua nhiều khi vẫn chưa dọn xong, bất tiện lắm”, chị Minh than.

Chia sẻ với TTO, một bạn đọc nói thời bây giờ tiệc tùng gì cũng thuê dàn loa “khủng” cho oách với thiên hạ, hàng xóm thì bị “đau tim” bởi tiếng nhạc dập ầm ầm. Đó là chưa kể đường phố bị chiếm dụng để dựng rạp, choáng hết cả lối đi của những nhà xung quanh.

Nhiều người cho rằng việc tổ chức tất niên, ăn tết ồn ào, chiếm dụng đường phố để che rạp thể hiện lối ứng xử tùy tiện, bất chấp sự khó chịu và cả sức khỏe của mọi người sống lân cận.

Tuyệt vời tất niên vui vẻ, ấm tình

Trên Facebook của mình, anh Hoàng Chương (Tuy Hòa, Phú Yên) chia sẻ ở TP Tuy Hòa, cứ độ 20 tháng chạp là nhiều gia đình ở chung hẻm hay một đoạn phố góp tiền để cùng nhau cúng tất niên trong không khí nghĩa tình ấm áp.

“Từng hộ đóng góp theo mức quy định chung, nhà nào khá giả thì có thể hỗ trợ cao hơn. Sau đó, ban tổ chức cử ra những chị em có tài nấu nướng, giao tiền đi chợ để chuẩn bị mâm cỗ. Đúng thời gian quy định, chủ trì và đại diện các hộ thắp nén hương nghiêm trang khấn vái, mong ông bà tổ tiên, đất trời, thổ địa phù hộ các gia đình trong năm mới.

Sau một năm lao động, làm việc, buôn bán vất vả, các gia đình có thời gian ngồi lại với nhau, chia sẻ những niềm vui giản đơn mà ý nghĩa, cụng ly chúc nhau an khang, thịnh vượng”, anh Hoàng Chương viết.

Cũng mong muốn có một tất niên ý nghĩa, anh Hoàng Nhân (Bến Tre) cho hay mình đã bàn với cha mẹ sẽ cùng góp nếp, thịt, lá chuối… với mấy nhà hàng xóm để nấu một nồi bánh tét thật to. Sau đó, mọi người sẽ cùng nhau mang bánh đi tặng những người lang thang trên đường phố trong đêm giao thừa.

Tất niên cho mình, đừng phiền ai

Theo TS Nguyễn Ngọc Thơ, ĐH KHXH&NV TP.HCM, tất niên ban đầu là tiệc của những người chủ làng nghề dành để cúng tổ nghề và cảm ơn những công nhân đã vất vả với mình suốt một năm qua. Dần dà, tiệc tất niên trở nên quen thuộc hơn, nhiều người xem tiệc tất niên như một dịp gặp gỡ, xí xóa những muộn phiền năm cũ và cầu mọi điều tốt lành cho năm mới.

“Với một đô thị như TP.HCM, khi tiệc tất niên mở rộng ra với tất cả mọi người mà không có một định chế quản lý rõ ràng thì cũng rất dễ gây phiền toái. Hàng xóm của tôi có khi ba, bốn giờ sáng còn hát karaoke mừng tất niên. Một điều kỳ lạ là dàn loa lúc nào cũng phải hướng ra ngoài, thay vì chỉ nên hướng vào nhà làm tiệc” -TS Nguyễn Ngọc Thơ nói.

Nguyên nhân của những tiệc tất niên phiền toái, theo GS Ngô Đức Thịnh, phần nhiều là do ý thức.

“Tất niên tất nhiên phải gắn liền với sự vui vẻ, sum họp đông người nhưng không nên vui quá đà, làm ảnh hưởng đến người xung quanh, làm sao vẫn phải giữ được sự thiêng liêng, trang trọng của thời khắc năm cũ đi, năm mới đến”, GS Ngô Đức Thịnh nói.

Đồng tình, tiến sĩNguyễn Ngọc Thơ nhận định một bộ phận người dân vẫn chưa nhận thức đầy đủ về môi trường, nếp sống đô thị, cũng như chưa tôn trọng khoảng không gian của người khác quanh mình.

Bên cạnh đó, nhiều người lợi dụng tâm lý xuề xòa, xí xóa của người khác vàodịp tết để gây phiền nhiễu. Thêm nữa, những chế tài về vấn đề này vẫn chưa thật sự rõ ràng và chưa có những trường hợp xử phạt nghiêm để làm gương cho người dân.

Theo VÕ HƯƠNG - AN NHIÊN (Tuổi trẻ)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement