Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Tết Việt, ý nghĩa đẹp từ bánh trái truyền thống

Sức khỏe

16/01/2020 06:31

Đặc trưng không thể thiếu trong ngày Tết Việt là các loại bánh trái truyền thống. Vậy ý nghĩa sâu xa của các loại bánh này ra sao?

Bánh chưng

Ngày Tết cổ truyền của người Việt mà thiếu bánh chưng có lẽ cái Tết đã không trọn vẹn. Bánh chưng là một món bánh truyền thống của miền Bắc, hương vị thơm ngonvà được nhiều người yêu thích.

49436063_312622329373032_2563437735830355968_n
Chiếc bánh thơm ngon, dinh dưỡng lại mang ýnghĩa đẹp như vậy, qua ngàn đời đã trở thành món ăn không thể thiếu trong mỗi gia đình người Việt khi Tết đến.

Sự tích bánh chưng kể rằng, bánh chưng có từ vua Hùng thứ 6, do hoàng tử Lang Liêu sáng tạo ra để dâng lên vua cha cúng Lễ gia tiên vào ngày đầu năm mới.

Chiếc bánh hình vuông tượng trưng cho mặt đất, được làm từ gạo nếp, thứ ngũ cốc nuôi sống con người,khẳng định sự phát triển lâu đời của nền nông nghiệp nước nhà. Mặt bánh có màu xanh tượng trưng cho cây cỏ trên mặt đất.

Nhân bánh được làm từ đậu xanh và thịt lợn, tượng trưng cho cầm thú chim muông. Bánh được gói bằng lá dong hoặc lá chuối,tượng trưng cho ơn sinh thành, bao bọc của cha mẹ.Nhiều sợi dây lạt buộc chặt thể hiện tinh thần đoàn kết, gắn bó của các thành viên trong gia đình, lớn hơn nữa là sự gắn kết của toàn dân tộc.

Bạn có thể thưởng thức món bánh cổ truyền này dùng kèm với củ kiệu hoặc dưa món, chắm nước mắm hoặc nước tương, tùy khẩu vị của mình.

Bánh Tét

Ngày Tết, nếu như miền Bắc có bánh chưng thì miền Nam lại không thể thiếu bánh tét. Nhiều người nói, bánh tét là một biến thể của bánh chưng!

banh-dac-san-21
Ngày Tết của người dân miền Nam không thể thiếu bánh tét gói bằng lá chuối, lá dong và phần nhân gồm thịt heo, đậu xanh và gạo nếp.

Khác bánh chưng, người miền Nam gói bánh tét hình trụ dài với phần nhân dàn đều bên trong. Phần vỏ được gói bằng lá chuối hoặc lá dong, lớp nhân bên trong cũng tựa như bánh chưng gồm có thịt heo, đậu xanh và gạo nếp. Đòn bánh mộc mạc này là món bánh yêu thích của người dân miền Nam.

Hương vị thơm ngậy, màu xanh đẹp mắt chính là điểm nổi bật của loại bánh dân dã mà tinh tế này. Bánh tét là biểu trưng cho sự tốt lành đầy đặn, sự che chở của mẹ cho con. Từ đó, bánh tét trở thành món bánh truyền thống đầy ý nghĩa không thể thiếu dịp Tết.

Bánh tét có hình trụ dài, khi cầm đem đến cảm giác rất chắc tay. Khi ăn, bạn bóc lớp vỏ bánh phía ngoài sau đó dùng chỉ cắt thành từng khoanh tròn đẹp mắt. Được thiên nhiên ưu đãi với nhiều loại rau trái, người miền Nam thường ăn bánh tét kèm dưa góp và các loại rau khác cho đỡ ngán. Khi ăn, chấmvới nước mắm hoặc các loại nước chấm khác. Ngoài ra, những ngày cuối Tết, nếu muốn đổi khẩu vị bạn cũng có thể chiên bánh tét lên, chấm nước tương, cũng khá thú vị đấy!

Bánh đậu xanh

Là món bánh đặc sảngiản dị của vùng đất Hải Dương, với hương vị đặc trưng, mùi thơm cuốn hút cùng vị ngọt bùi từ đậu xanh,loại bánh nàyrất được yêu thích.Người ta thườngmua bánh đậu xanh thơm ngonđược bày trí đẹp mắt trong những chiếc hộp in hình rồng phượng hoặc hình đồng tiền vàng, làm quà tặng ý nghĩa đem đến lời cầu chúc một năm tài lộc cho mọi người.

banh-dac-san-25-696x631
Bánh đậu xanh đã trở thành món bánh không thể thiếu trên bàn thờ người Việt vào dịp Tết đến bởi ý nghĩa mà nó đem đến.

Cũng như những loại bánh đặc sản khác, bánh đậu xanh không chỉ có hương vị thơm ngon mà nó còn chứa đựng rất nhiều ý nghĩa. Món bánh này trước đây được dùng để dâng lên Vua Bảo Đại trong một lần đến Hải Dương. Vị ngọt thanh nhẹ nhàng và miếng bánh nhỏ nhắn đã thể hiện được sự khéo léo của người làm bánh, tạo nên nét đẹp trong làng ẩm thực Việt Nam.

Nguyên liệu chính làm món bánh này là bột đậu xanh nguyên chất, đường tinh luyện và dầu thực vật. Loại bánh này phù hợp với thực khách nhiều lứa tuổi với ý nghĩa gắn kết các thế hệ trong gia đình lại với nhau trong những buổi tâm giao trò chuyện, thưởng trà, ăn bánh.

Thưởng thức bánh đậu xanh kèm một ly trà nóng, làm thanh giảmvị ngọt của bánh, bạn sẽ cảm nhận được cái hậu thơm ngon mát lành của đậu xanh nơi cuống họng.

Bánh in

Bánh in,còn gọi là bánh cộ, là một loại bánh đặc sản không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Huế.Được làm từ những nguyên liệu quen thuộc như: đậu xanh, bột nếp, bột năng và đường được làm từ khuôn có phần đáy in hình cá, phượng hoặc chữ phúc, lộc, thọ.

783059c4b7b14fef16a0
Nguyên liệu làm bánh mộc mạc từ bột nếp, bột đậu xanh, hạt sen… nhưng cách làm khá cầu kỳ và công phu.

Đây là một món bánh dâng Vua uống trà vào dịp tết Nguyên đán vào thời nhà Nguyễn, vừa giàu dinh dưỡng lại mang ý nghĩa chúc Vua trường thọ. Đến nay, bánh in đãtrở thành một món bánh cổ truyền, đặc sản của người dân Huế vào dịp Tết Nguyên đán.

Không khí Tết cổ truyền tại Huế luôn mang đậm nét ẩm thực và sự hiện diện của bánh cộ nhiều màu sắc là dấu hiệu nhận biết đầu tiên. Người Huế thường dùng bánh in kèm ly trà nóng để thưởng thức trọn vị thanh, thơm ngọt của bánh.

Bánh ít lá gai

Muốn ăn bánh ít lá gai,

Lấy chồngBình Định cho dài đường đi

top-6-loai-banh-truyen-thong-6-1
Bánh ít lá gai là đặc sản của Bình Định được nhiều người yêu thích và xuất hiện nhiều hơn trong mỗi dịp Tết Nguyên đán ở Việt Nam.

Câu ca dao quá đỗi quen thuộc của người dân Bình Định, cho thấy món bánh đặc sản đã đi vào đời sống tinh thần qua bao đời nay một cách tự nhiên như thế.

Các nguyên liệu để làm nên món bánh này rất phổ biến và dân dã như: lá gai, đậu xanh, bột nếp. Khi thưởng thức bánh bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt và thơm. Lớp vỏ bánh có màu đen kết hợp với màu vàng của nhân bánh trông vô cùng hấp dẫn.Không chỉ hấp dẫn nhờ mùi vị thơm ngon đặc trưng mà món bánh này còn vô cùng ý nghĩa.

Với hình dáng giống như tháp chàm rất đẹp mắt, món bánh này có nguồn gốc từ thời vua Hùng. Người con gái út đã sáng tạo nên loại bánh này dựa vào món bánh chưng và bánh dày của hai người anh của mình để sáng tạo ra một món bánh đậm đà. Vua Hùng đã rất thích và đặt tên là bánh ít, tựa như người con gái út ít của Vua. Tuy giản dị nhưng lại chất chứa hương vị thơm ngon, ngọt bùi khiến ai đã từng nếm qua bánh ít đều phải xao xuyến khó quên.

Bánh phu thê (xu xê)

Bánh phu thê,đặc sản của Bắc Ninh không chỉ là một món bánh quen thuộc trong đám cưới, bánh phu thê còn được coi là một loại bánh đặc sản trong ngày Tết cổ truyền.

banh-dac-san-6-696x482
Bánh phu thê tượng trưng hình ảnh vợ chồng, thể hiện lòng son sắt và chung thuỷ của tình cảm lứa đôi.

Mặc dù đã có sự thay đổi qua từng vùng miền nhưng vẫn đúng như tên gọi phu thê, món bánh là tượng trưng cho hình ảnh vợ chồng, thể hiện lòng son sắt và chung thuỷ của tình cảm lứa đôi.

Bánh được làm từ các nguyên liệu rất gần gũi như: đậu xanh, bột nếp và dừa sợi. Lớp vỏ bánh thường được làm bằng lá dừa, lá chuối tùy theo từng vùng miền.Phần bột mỏng ôm trọn nhân đậu xanh bên trong thể hiện sự ôm ấp, chở che ấm áp của tình nghĩa phu thê.

Với màu xanh đẹp mắt, dẻo trong, vị ngọt thanh và dai khiến món bánh trở thành món tráng miệng hấp dẫn. Vì thế để thưởng thức món này, bạn không cần phải ăn kèm thêm bất cứ thứ gì cả, nếu thích có thể dùng với trà nóng.

AN LY (t/h)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement