Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Tết Mậu Tuất 2018, cúng ông Táo ngày nào là tốt nhất?

Phong thủy

01/02/2018 13:00

Theo quan niệm dân gian, cúng ông Táo là một trong những lễ cúng quan trọng nhất trước khi đón Tết nguyên đán.

Ý nghĩa của việc cúng ông Táo

Theo quan niệm của người Việt, ba vị thần có quyền định đoạt phước đức cho gia đình. Phước đức này xuất phát từ việc làm đúng đạo lý của gia chủ và những người trong nhà Ngoài ra những vị Táo còn giúp ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ vào thổ cư và giữ bình yên đối với những người trong gia đình.

Sự tích Táo quân trược dân gian lưu truyền từ đời này sang đời khác. Ảnh Internet
Sự tích Táo quân trược dân gian lưu truyền từ đời này sang đời khác. Ảnh Internet

Do các táo Quân quanh năm ở trong bếp nên biết hết mọi chuyện trong nhà cho nên cứ đến 23 tháng Chạp, các gia đình đều làm lễ tiễn đưa ông Công, ông Táo về chầu trời rất trọng thể. 

Trong truyền thuyết, cá chép cũng là phương tiện duy nhất có thể đưa các Táo lên chầu trời.

Do đó, sau khi làm lễ xong, các gia đình đều cúng cá chép với ngụ ý "cá hóa long" nghĩa là cá sẽ hóa rồng, vượt vũ môn làm phương tiện cho các Táo chầu trời. Đến trưa ngày 30 Tết, các Táo lại có mặt tại hạ giới để tiếp tục công việc.

Lễ vật cúng Táo Quân

Lễ vật cúng Táo công gồm có: mũ ông Công ba cỗ hay ba chiếc: hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà. Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ dành cho Táo bà không có cánh chuồn.

Bàn thờ Táo Quân được đặt ở nơi trang nghiêm nhất, trên có bài vị thờ viết bằng chữ Hán. Ngoài ra còn có vàng mã khác, hương, hoa, oản, quả, cau, trầu. Một mâm cỗ được chuẩn bị cẩn thận, đầy đủ.

Mâm cúng Táo quân không cần quá cầu kỳ - Ảnh minh họa: Internet
Mâm cúng Táo quân không cần quá cầu kỳ - Ảnh minh họa: Internet

Những đồ vàng mã sẽ được đốt đi sau lễ cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp cùng với bài vị cũ. Sau đó người ta lập bài vị mới cho Táo Quân. Sau khi cúng Táo Quân, người ta đem hóa mã.

Ngoài ra, để các ông và các bà Táo có phương tiện về chầu trời, ở miền Bắc người ta còn cúng 3 con cá chép còn sống thả trong chậu nước, ngụ ý cá sẽ biến thành Rồng đưa ông Táo về trời. Cá chép này sẽ được "phóng sinh" (thả ra ao hồ hay ra sông) sau khi cúng.

Ở miền Trung, người ta cúng một con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ. Còn ở miền Nam thì giản dị hơn, chỉ cúng mũ, áo và đôi hia bằng giấy.

Tùy theo từng gia cảnh, ngoài các lễ vật chính kể trên, người ta hoặc làm lễ mặn (với xôi gà, chân giò luộc, các món nấu nấm, măng...) hay lễ chay (với trầu cau, hoa, quả, giấy vàng, giấy bạc...) để tiễn Táo Công về trời.

Cúng ông Táo vào ngày nào

Theo các chuyên gia phong thủy, trong tháng Chạp năm nay có 3 ngày đẹp để cúng Táo quân.

Ngày tốt nhất để làm lễ cúng ông Táo là ngày 22 tháng Chạp (ngày Canh Ngọ) vì ngày đó vừa vào tiết Lập xuân, rất phù hợp để làm lễ cúng.

Trong năm nay, ngày 20, 22, 23 tháng Chạp là những ngày tốt để tiến hành cúng ông Táo - Ảnh minh họa: Internet
Trong năm nay, ngày 20, 22, 23 tháng Chạp là những ngày tốt để tiến hành cúng ông Táo - Ảnh minh họa: Internet

Giờ cúng tốt nhất trong ngày này là giờ Ngọ (11 – 13 giờ) hoặc giờ Mùi (13 – 15 giờ). Tuy nhiên, những người tuổi Tý tuyệt đối không nên cúng ông Táo vào ngày này.

Ngày tốt thứ hai để cúng ông Táo là 20 tháng Chạp (ngày Mậu Thìn). Vào ngày này, gia chủ nên cúng vào khoảng 9 – 11 giờ (giờ Tỵ) hoặc từ 13 – 15 giờ (giờ Mùi). Những người sinh năm Tuất không nên cúng vào ngày này.

Ngày cuối cùng phù hợp để cúng Táo quân trong năm nay là ngày 23 tháng Chạp. Đây là ngày bất cứ ai cũng có thể làm lễ. Tuy nhiên, có một điều cần phải lưu ý khi cúng vào ngày 23 tháng Chạp đó là phải làm xong trước 12 giờ trưa.

*Lưu ý: Thông tin bài viết chỉ mang tính chất tham khảo!

ĐỒNG LÂM (tổng hợp)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement