Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Tết đến rồi, hãy học cách làm dưa kiệu ngon đúng chuẩn để đãi khách

Sức khỏe

27/01/2018 06:09

Cách làm món dưa kiệu ngon đúng chuẩn không khó, nhưng đòi hỏi khá cầu kỳ từ sơ chế đến chế biến.

Muối dưa kiệu ngon phải biết chọn kiệu

Việc chọn nguyên liệu kiệu tươi sẽ quyết định nhiều đến chất lượng món dưa kiệu. Khi mua, nên chọn những củ kiệu còn tươi bằng cách, cầm củ kiệu lên bóp nhẹ nếu thấy mềm là những củ đã được thu hoạch lâu. Đồng thời, dùng ngón tay cái và ngón chỏ, khẽ vê lên bề mặt củ, nếu thấy lớp vỏ ngoài cùng nhũn, trễ trượt… là củ không còn tươi.

Nên chọn kiệu ta, củ nhỏ, thon nhưng thơm và bùi hơn giống kiệu lai.
Nên chọn kiệu ta, củ nhỏ, thon nhưng thơm và bùi hơn giống kiệu lai.

Nên tránh những sạp hàng bán củ kiệu được tẩm quá nhiều cát để ăn gian trọng lượng. Chọn loại củ kiệu ta, có thân nở nhưng không tròn, nhỏ dần phía đuôi, nhiều củ có phần thắt ở giữa.

Nguyên liệu để làm món dưa kiệu, nếu lấy chuẩn 1kg củ kiệu nguyên liệu sau sơ chế thì lượng gia vị kèm theo bao gồm: Củ kiệu, phèn chua 1 muỗng cà phê, chanh 1 trái, đường trắng từ 3-4 lạng, muỗi 2 muỗng cà phê, nửa lít dấm gạo, nước lọc, nếu có tro bếp sạch (loại tro đốt từ rơm sạch), nếu không có tro bếp có thể dùng nước vo gạo thay thế.

Sơ chế kiệu

Củ kiệu mua về, nếu trời có nắng nên đem ra hong qua để kiệu có độ héo nhất định, khi muối củ sẽ dai và giòn hơn.

Kiệu sẽ dai, giòn hơn rất nhiều khi được phơi đủ nắng.
Kiệu sẽ dai, giòn hơn rất nhiều khi được phơi đủ nắng.

Khi phơi kiệu đến đúng tầm có thể bóc lớp vở ngoài cùng, cắt rễ… để loại bỏ hoàn toàn bụi đất cát.

Hòa tan tro bếp với khoảng 1,5 lít nước sạch, cho thêm chút muối vào hoa tan. Củ kiệu sau khi làm sạch thả vào ngâm trong nước tro bếp từ 10-12 tiếng. Có thể ngâm buổi sáng, tối về chế biến hoặc ngâm qua đêm. Trong trường hợp không có tro bếp có thể hòa nước muối loãng để ngâm kiệu.

Ngâm đủ thời gian, vớt kiệu ra rổ, rửa sạch bằng nước muối hoặc nước đá lạnh để tăng độ giòn cho kiệu. Sau đó pha phèn chua với nước, đổ kiệu vào ngâm khoảng 5 phút. Ngâm xong vớt kiệu ra rổ, để ráo nước rồi đem phơi nắng khoảng 2 ngày là được. Không nên phơi trực tiếp ở những vị trí có ánh nắng mạnh mà chọn những chỗ nắng yếu, có bóng râm.

Cách chế biến dưa kiệu ngon

Dùng tô hoặc thố có nắp cho kiệu đã được sơ chế vào, đỏ đường trắng vào sóc, đảo nhẹ cho đường ngấm đều vào kiệu. Đậy nắp, ngâm kiệu trong 2 ngày, trong quá trình ngâm thi thoảng mở nắp, dùng đũa đảo đều kiệu.

Sau 2 ngày, chuyển kiệu bao gồm cả phần nước tiết ra từ thân kiệu vào hũ, nên dùng hữ thủy tinh có nắp đậy không dùng hũ nhựa vì dễ bị hôi mùi nhựa. Ngâm kiệu trong hũ khoảng 2 tuần có thể sử dụng được.

Trong trường hợp muốn dưa kiệu muối nhanh được ăn. Sau khi sơ chế kiệu xong, dùng khoảng nửa lít giấm gạo cho vào nồi cùng với 2,5 lạng đường hòa tan và nấu sôi, để nguội. Khi hỗn hợp giấm đường nguội, mang kiệu xếp vào hũ thủy tinh, đổ dung dịch giấm đường vào, đậy nắp để từ 7-10 ngày có thể sử dụng được.

Kiệu thường được ăn kèm với những món ăn ngày tết như bánh chưng, thịt heo… vị chua ngọt của kiệu giúp dung hòa độ béo, ngấy của các món ăn có nhiều dầu mỡ, nếp, tôm khô…

BẠCH TRANG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement