25/03/2022 10:46
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mà Triều Tiên vừa phóng có gì đặc biệt?
Vụ thử ICBM đầu tiên kể từ năm 2017
Vụ bắn tên lửa này diễn ra vào lúc 15h44 theo giờ địa phương ngày 24/3, tức 13h44 theo giờ Hà Nội.
Vụ thử ngay lập tức đã thu hút sự quan tâm và lên án của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ.
Người đứng đầu Liên hợp quốc Antonio Guterres nói vụ phóng là "vi phạm rõ ràng" các nghị quyết của Hội đồng Bảo an.
Ông Kim Jong Kim đã ra lệnh thử nghiệm vì "căng thẳng quân sự leo thang hàng ngày trong và xung quanh bán đảo Triều Tiên" và "tính không thể tránh khỏi của cuộc đối đầu lâu dài với đế quốc Mỹ kèm theo nguy cơ chiến tranh hạt nhân", hãng tin chính thức của Triều Tiên, KCNA, đưa tin.
Hãng thông tấn này dẫn lởi ông Kim Jong Un cho biết thêm, xuất hiện của vũ khí chiến lược mới của CHDCND Triều Tiên sẽ khiến cả thế giới nhận thức rõ ràng về sức mạnh của các lực lượng vũ trang chiến lược của nước này.
“Bất kỳ lực lượng nào cũng phải nhận thức rõ ràng rằng họ sẽ phải trả một cái giá rất đắt trước khi dám cố gắng xâm phạm an ninh của đất nước chúng ta,” ông Kim Jong Un nói thêm, theo KCNA.
Triều Tiên đã thực hiện hàng chục vụ thử tên lửa kể từ đầu năm mà các nhà phân tích cho rằng nhằm buộc Mỹ chấp nhận Triều Tiên là cường quốc hạt nhân và dỡ bỏ các lệnh trừng phạt quốc tế đã làm tê liệt nền kinh tế nước này.
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc dự kiến sẽ tổ chức một cuộc họp khẩn cấp về vụ thử vào thứ Sáu, nhưng việc lên án hoặc các biện pháp trừng phạt mới có thể khó đạt được trong bối cảnh chia rẽ về cuộc xâm lược của Nga đối với Ukraina và quyền phủ quyết của Nga.
Vào cuối ngày thứ Năm tại Mỹ, Washington đã công bố các biện pháp trừng phạt mới liên quan đến chương trình vũ khí bất hợp pháp của Triều Tiên, nhằm vào hai công ty bao gồm một của Nga và một của Triều Tiên, cũng như Cục Đối ngoại Học viện Khoa học Tự nhiên thứ hai của Triều Tiên.
ICBM vừa mới được Triều Tiên phóng là loại gì?
Theo các chuyên gia, đó là tên lửa Hwasong-17 là ICBM lớn nhất từng được phát triển và có khả năng mang đầu đạn hạt nhân tới bất kỳ đâu trên lãnh thổ Hoa Kỳ.
Một số nhà phân tích đã gọi nó là "tên lửa quái vật".
Hãng thông tấn KCNA cho biết Hwasong-17 đã bay 1.090 km ở độ cao tối đa 6.248,5 km và bắn trúng mục tiêu ở Biển Nhật Bản trong cuộc thử nghiệm hôm thứ Năm (24/3).
Nó đã ở trên không trong vòng 67,5 phút.
Các con số tương tự với dữ liệu được báo cáo bởi Nhật Bản và Hàn Quốc.
Tên lửa thế hệ trước, Hwasong-15, được thử nghiệm vào tháng 11/ 2017, đạt độ cao khoảng 4.475 km và bay được 950 km trong vòng 53 phút.
Không giống như các cuộc thử nghiệm ICBM trước đây của Triều Tiên, Hwasong-17 được phóng trực tiếp từ một phương tiện vận chuyển Erector Launcher (TEL), với 11 trục, ảnh của KCNA cho thấy.
Các nhà phân tích cho rằng, điều đó khiến Hwasong-17 trở thành ICBM chạy bằng nhiên liệu lỏng, di động trên đường lớn nhất trên thế giới.
Đường kính của Hwasong-17 được ước tính là từ 2,4 đến 2,5 mét, và tổng khối lượng của nó, khi được nạp đầy nhiên liệu, có thể nằm trong khoảng 80.000 đến 110.000 kg, theo 38 North, một chương trình giám sát Triều Tiên có trụ sở tại Mỹ. .
Loại vũ khí này lần đầu tiên được nhìn thấy tại một cuộc duyệt binh kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Đảng Công nhân cầm quyền vào tháng 10/2020 và các nhà phân tích lưu ý rằng ,nó trông “lớn hơn đáng kể” so với Hwasong-15.
Hwasong-17 được giới thiệu công khai lần thứ hai tại một cuộc triển lãm quốc phòng ở Bình Nhưỡng vào tháng 10/2021. Sau khi xem xét các bức ảnh tại cuộc triển lãm, các nhà phân tích kết luận tên gọi chính thức của ICBM này rất có thể là Hwasong-17.
Các chuyên gia cho rằng, hai cuộc thử nghiệm trước đó - vào ngày 27/2 và ngày 5/3 - liên quan đến các bộ phận khác nhau của vũ khí.
Kích thước của Hwasong-17 đã khiến giới phân tích suy đoán rằng nó sẽ được thiết kế để mang nhiều đầu đạn và mồi nhử nhằm xuyên thủng hệ thống phòng thủ tên lửa của đối phương tốt hơn.
Một số nhà quan sát cho rằng, công nghệ vệ tinh mà Triều Tiên tuyên bố đã thử nghiệm trong các vụ phóng ngày 27/2 và ngày 5/3 cũng có thể được sử dụng cho nhiều hệ thống phương tiện tấn công mục tiêu độc lập (MIRV) - có khả năng cho phép một tên lửa thả đầu đạn hạt nhân vào các mục tiêu khác nhau.
Advertisement