Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Tẩy chay - 'quyền năng tối thượng' của người tiêu dùng

Người tiêu dùng có một “quyền năng tối thượng” đó là quyền tẩy chay, từ chối mua những món hàng mà mình cho rằng doanh nghiệp làm ra nó không có đạo đức kinh doanh hay thiếu trách nhiệm với xã hội.
news

Trước làn sóng bức xúc đòi tẩy chay chuỗi siêu thị Bách Hóa Xanh của người tiêu dùng, mới đây lãnh đạo doanh nghiệp này tiếp tục lên tiếng “trần tình”, nhưng xem ra, người tiêu dùng vẫn chưa nguôi giận dữ.

bachhoaxanh-1-.jpg

Bách Hóa Xanh vẫn đang phải đối diện với làn sóng tẩy chay của người tiêu dùng.

Trong văn bản "trần tình", Bách Hóa Xanh cho rằng, đơn vị lắng nghe và đồng cảm với những bức xúc của khách hàng về việc giá bán một số mặt hàng tăng và chất lượng dịch vụ chưa đảm bảo (chưa cập nhật giá niêm yết kịp thời, tính tiền nhầm, cân sai, thái độ phục vụ chưa tốt…) tại một số cửa hàng. Ban lãnh đạo đang rà soát lại toàn bộ quy trình vận hành và tìm kiếm giải pháp xử lý.

Đơn vị này cam kết nỗ lực cao nhất để làm việc với nhà cung cấp, giữ giá mua vào không tăng lên bất hợp lý. Đồng thời sẽ tiếp tục tăng sản lượng mua và giữ giá bán không tăng để phục vụ người tiêu dùng.

Đối với trường hợp sản phẩm có giá mua vào tăng bất hợp lý, đơn vị này cho biết, sẽ nỗ lực chuyển hướng mua các sản phẩm khác thay thế hoặc nhanh chóng tìm kiếm nhà cung cấp và vùng trồng mới để giảm áp lực cung ứng nhằm tiếp tục đáp ứng đủ nhu cầu sản lượng cho người tiêu dùng.

“Trong trường hợp mọi giải pháp kiểm soát giá mua vào không mang lại kết quả, Bách hóa Xanh sẽ chủ động giảm sản lượng hoặc tạm ngưng kinh doanh ngắn hạn các mặt hàng này cho đến khi giá mua vào quay về mức hợp lý (không mua bằng mọi giá). Trong những trường hợp khó khăn sẽ thông tin rõ ràng lý do đứt hàng vì giá mua vào tăng cao đến khách hàng", đại diện Bách Hóa Xanh thông tin.

Một lần nữa đơn vị này khẳng định, không có chủ trương tăng giá bán để gia tăng hiệu quả lợi nhuận, đồng thời đang nỗ lực tìm mọi cách để tăng sản lượng và kiểm soát giá bán trong bối cảnh giá mua vào và chi phí toàn chuỗi cung ứng tăng cao.

Thông báo mới này của Bách Hóa Xanh đưa ra trong bối cảnh chuỗi siêu thị này đang phải gánh chịu làn sóng tẩy chay của người tiêu dùng vì cho rằng Bách Hóa Xanh đã lợi dụng dịch bệnh, lợi dụng sự khan hiếm nguồn cung hàng hóa do nhiều địa phương phải giãn cách xã hội để tăng giá nhiều mặt hàng thiết yếu nhằm trục lợi. Đồng thời Quản lý Thị trường (QLTT) ở các địa phương tăng cường kiểm tra về giá hàng hóa tại các cửa hàng kinh doanh của Bách Hóa Xanh.

bhx-1.jpg

QLTT tỉnh Sóc Trăng xử phạt vi phạm hành chính một cửa hàng Bách Hóa Xanh tại TP Sóc Trăng do bán hàng cao hơn giá niêm yết.

Cụ thể, vào ngày 17/7, lực lượng QLTT tỉnh Sóc Trăng đã tiến hành kiểm tra và xử phạt hành chính một cửa hàng Bách Hóa Xanh trên địa bàn thành phố Sóc Trăng về hành vi bán hàng cao hơn giá niêm yết. Đại diện cửa hàng này cho rằng do có sai sót do chưa thay giá mới trong cửa hàng chứ không cố ý bán hàng cao hơn giá niêm yết?

Tương tự, ngày 18/7, lực lượng QLTT tỉnh Đắc Lắk đã kiểm tra cửa hàng Bách Hóa Xanh tại TP.Buôn Ma Thuột. Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện cửa hàng này bán hàng không niêm yết giá và bán cao hơn giá niêm yết. Ngay sau đó, QLTT đã lập biên bản vi phạm hành chính những hành vi trên để xử lý theo quy định.

Còn tại TP.HCM, trước những bức xúc của người tiêu dùng, Cục QLTT TP.HCM cũng đã tiến hành kiểm tra nhiều cửa hàng Bách Hóa Xanh trên địa bàn. Tuy nhiên, kết luận của QLTT TP.HCM cũng không khiến người dân hài lòng.

Theo ông Nguyễn Tiến Đạt - Phó Cục trưởng Cục QLTT TP.HCM, qua khảo sát, đơn vị nhận thấy Bách Hóa Xanh không tăng giá đột biến mà chỉ tăng theo điều kiện khách quan. Ông Đạt cho rằng, việc vi phạm cần đánh giá toàn diện, không thể theo cảm tính. Doanh nghiệp căn cứ đầu vào, đầu ra, có quyền tăng giá, chỉ cần không lợi dụng điều kiện dịch bệnh để thu lợi bất chính.

hoadon1.jpg

Người tiêu dùng tố Bách Hóa Xanh gain lận trọng lượng của món hàng nhằm tính tiền cao hơn.

Kết luận này của QLTT TP.HCM được nhiều người đánh giá là chẳng khác gì so với những giải thích của lãnh đạo Bách Hóa Xanh. Có người cho rằng, hoạt động kiểm tra này chỉ là “dạo chơi” cho có? Thậm chí có người còn cho rằng, QLTT đi kiểm tra tìm sai phạm của doanh nghiệp mà lại “trống giong cờ mở”, có báo chí đi theo rầm rộ như thế thì kết quả như thế nào, ai cũng có thể đoán ra.

Câu trả lời “tăng giá nhưng không quá cao” của QLTT TP.HCM cũng chưa sát với những thắc mắc của người dân. Hơn nữa câu trả lời này cũng có thể hiểu rằng Bách Hóa Xanh đã tăng giá cao, chỉ là chưa đến mức quá cao mà thôi?

Nên nhớ, người tiêu dùng bức xúc không hẳn là vì giá của sản phẩm tăng cao bao nhiêu, nó có đúng với bản chất cung cầu thị trường hay không, mà là do thời điểm tăng giá của Bách Hóa Xanh đúng vào thời điểm dịch bệnh căng thẳng nhất nên mới không được người dân đồng tình.

Trong bối cảnh cả nước chống dịch, đồng bào cả nước đang gom góp từng mớ rau, nải chuối, từng con cá, trái bí… gửi vào tâm dịch TP.HCM để cùng chia sẻ khó khăn với người dân Thành phố, với tinh thần “một miếng khi đói bằng một gói khi no”. Đảng và Chính phủ cũng đang dành tất cả những gì tốt đẹp nhất cho người dân Thành phố, với tinh thần tất cả vì TP.HCM thân yêu. Thậm chí, nhiều người dân bản thân mình cũng không khá giả gì nhưng vẫn tự bỏ tiền túi ra mua hàng “cứu trợ” cho người gặp khó khăn hơn mình... Thì hành động của Bách Hóa Xanh cho dù có đúng cũng khó có thể chấp nhận được. Bởi thế, nhiều người cho rằng, Bách Hóa Xanh vô cảm trước những khó khăn của người dân cũng không hề quá.

Ngoài ra, người tiêu dùng còn bức xúc về chất lượng hàng hóa lẫn chất lượng dịch vụ của Bách Hóa Xanh: Cố tình vịn vào lý do chưa cập nhập giá niêm yết kịp thời để bán cao hơn giá niêm yết; cố tình cân sai so với trọng lượng thật của món hàng để tính tiền cao hơn; lập lờ giữa giá khuyến mãi và chưa khuyến mãi để “bẫy” khách hàng…Người tiêu dùng cho rằng, đây là những hành vi cố tình để trục lợi, chứ không hoàn toàn chỉ là sai sót của một vài nhân viên cửa hàng. Bởi nó xảy ra ở rất nhiều cửa hàng, ở nhiều nơi, nhiều địa phương và cách giải thích của nhân viên đều gần như giống nhau mỗi khi bị khách hàng phát hiện.

bhx(1).jpg

Và gian lận số lượng hàng hóa cũng như bán giá cao hơn giá niêm yết.

Vẫn biết mục đích của kinh doanh là lợi nhuận, nhưng kinh doanh chỉ để kiểm tiền thôi thì chưa đủ. Trong cơn nguy khó chưa từng có trong lịch sử này, bất cứ hành động trục lợi nào nhằm gia tăng lợi nhuận đều là tội ác, là vô nhân đạo. Ai cũng hiểu rắng, suốt thời gian dài chống chọi với dịch bệnh, sức người, sức của của nhân dân đều đã kiệt. Hơn bao giờ hết, đây là lúc cần sự sẻ chia của doanh nghiệp với người dân, với chính khách hàng của mình. Nói như anh Minh (Đồng Nai), người được biết đến với sạp rau miễn phí cho công nhân, người lao động nghèo nơi anh cư ngụ: “Buôn bán cả năm rồi, không ai làm giàu trong dịch”.

Cũng nên nhớ rằng, doanh nghiệp có quyến bán hàng với bất cứ giá nào mình muốn và người tiêu dùng cũng có một “quyền năng” tối thượng là quyền tẩy chay, quyền từ chối mua những món hàng mà mình cho rằng doanh nghiệp làm ra nó không có đạo đức kinh doanh hay thiếu trách nhiệm với xã hội, với cộng đồng.

Trong quá khứ, người tiêu dùng đã từng quay lưng với sản phẩm nước giải khát của một doanh nghiệp ngoại có tiếng trên thị trường khi biết rằng doanh nghiệp này không hề nộp thuế thu nhập doanh nghiệp trong mấy chục năm hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, đồng nghĩa với việc mua hàng của doanh nghiệp này không giúp được gì cho đất nước. Hay như một doanh nghiệp xả thải chưa qua xử lý gây ô nhiễm môi trường, khiến người nông dân quanh khu vực nhà máy khốn đốn, cũng đã bị người tiêu dùng quay lưng với sản phẩm và phải mất rất nhiều năm doanh nghiệp này mới lấy lại được lòng tin của người tiêu dùng.

Nói như vậy để thấy rằng, trong kinh doanh ngoài việc tạo ra những sản phẩm, dịch vụ chất lượng thì trách nhiệm xã hội cũng là một yếu tố sống còn của doanh nghiệp. Những gì mà doanh nghiệp thực hiện ngày hôm nay, nó sẽ quyết định rất nhiều đến việc người tiêu dùng có đồng hành với doanh nghiệp trong tương lai hay không. Và một điều chắc chắn rằng một khi người tiêu dùng đã quay lưng thì thiệt hại đối với doanh nghiệp là không thể đong đếm được.

ĐÌNH ĐẠI
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ