22/05/2019 08:36
Tàu Trung Quốc tràn ra Biển Đông săn sò tai tượng, đe dọa hủy hoại môi trường
Đội tàu Trung Quốc quay trở lại Biển Đông "săn" sò tai tượng, một loại sản vật quý hiếm.
Thông tin từ VTC, những đội tàu Trung Quốc quay trở lại Biển Đông "săn" sò tai tượng (giant clam), phá hủy những dải san hô rộng lớn, một cơ quan nghiên cứu Mỹ cho biết trong nghiên cứu được công bố hôm 20/5.
Dẫn hình ảnh vệ tinh từ cuối năm 2018, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) cho rằng, các đội tàu đánh bắt Trung Quốc hoạt động thường xuyên tại bãi cạn Scarborough và Đá Bông Bay, quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Các đội tàu này thường bao gồm hàng chục tàu đánh cá nhỏ đi kèm với một số "tàu mẹ" có trọng tải lớn hơn, CSIS cho biết.
Theo CSIS, hình ảnh vệ tinh cho thấy, những tàu thu hoạch hoạt động đều đặn tại đá Bom Bay ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, kể từ cuối năm 2018, bằng chứng rõ ràng nhất là các vệt loang bụi trầm tích có thể nhìn thấy trong hình ảnh từ ngày 11/4. (Ảnh: CSIS). |
Cũng theo CSIS, các vỏ sò được đưa về tỉnh Hải Nam, miền Nam Trung Quốc, thị trường đồ trang sức và tượng trang trí phát triển, có thể được bán với giá hàng nghìn USD mỗi cái để chế tác đồ trang sức hoặc tác phẩm điêu khắc..
Theo CSIS, phương pháp đánh bắt sò điển hình mà các tàu này sử dụng là kéo các dụng cụ đánh bắt qua bề mặt rạn san hô, phá vỡ san hô để có thể dễ dàng nhấc sò quý ra.
"Khi đoàn của hãng tin ABS-CBN đến khu vực Scarborough hồi tháng Tư, họ quay được cảnh những chiếc tàu Trung Quốc sử dụng ống được gắn vào động cơ để lấy sò, hành động ngư dân địa phương nói là phá hủy các rạn san hô và khiến cặn lắng trôi nổi ra các vùng nước gần đó".
"Tàu mẹ" trong đội tàu đánh bắt của Trung Quốc (bên trái) gần trạm quan sát. (Ảnh: CSIS). |
Từ năm 2016 đến cuối năm 2018, số lượng tàu đánh bắt sò của Trung Quốc hoạt động ở Biển Đông giảm mạnh, sau khi đám người khai thác làm hư hỏng nặng và phá hủy ít nhất 28 rạn đá ngầm trên đường thủy từ năm 2012 đến 2015, theo nghiên cứu.
Tháng 7/2016, một tòa án trọng tài phán quyết về vụ kiện của Manila chống lại Bắc Kinh cho thấy Trung Quốc vi phạm nghĩa vụ của mình theo luật pháp quốc tế về bảo vệ môi trường biển.
John McManus thuộc Đại học Miami, người gửi lời khai chuyên môn cho tòa án, ghi nhận hơn 10.000 ha bề mặt rạn san hô bị ảnh hưởng do việc khai thác sò của Trung Quốc vào năm 2016 (so với khoảng hơn 6.000 ha bị hư hại do nạo vét và các hoạt động tạo đảo nhân tạo của Trung Quốc).
Hình ảnh được cho là tàu khai thác Trung Quốc ở bãi cạn Scarborough năm 2018. (Ảnh: CSIS) |
Các điểm trắng trong ảnh được cho là điểm thu thập sò ở Scarborough. (Ảnh: CSIS) |
CSIS cho biết, nghiên cứu chưa tìm thấy bằng chứng rõ ràng về việc thu hoạch sò mới ở quần đảo Trường Sa của Việt nam. Tuy nhiên, theo CSIS, ngày 7/4, một "tàu mẹ" và một số tàu nhỏ đã có mặt tại Đá An Nhơn. "Tàu mẹ" dài khoảng 20 mét trong khi những tàu được nhìn thấy ở Đá Bông Bay, thuộc Hoàng Sa, dài khoảng 30 mét.
Sò tai tượng, khi tự buộc mình vào một vị trí trên một rạn san hô, sẽ ở đó cho đến hết đời. Vì vậy, khai thác sò gây ra nguy cơ không nhỏ cho môi trường.
Sò tai tượng là động vật thân mềm lớn nhất Trái đất, chiều dài có thể đạt đến 1,2 m và nặng hơn 200 kg. Chúng thường sống ở vùng biển ấm áp ở Nam Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Việc khai thác quá mức để làm thức ăn, lấy vỏ sò và buôn bán làm cảnh đã đưa sò tai tượng vào danh sách nguy hiểm cần được bảo vệ.
Các tàu Trung Quốc gần đá An Nhơn, quần đảo Trường Sa của Việt Nam. (Ảnh: CSIS). |
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp