Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Tàu robot không người lái vượt Đại Tây Dương

Số hóa

19/09/2019 08:03

Maxlimer-neo tại bờ biển của Vương Quốc Anh là một trong những chiếc tàu quan trọng nhất thế giới tại thời điểm hiện tại.

Theo The Daily Beast, Maxlimer có thể sẽ thành chiếc tàu nổi đầu tiên có thể vượt qua Đại Tây Dương rộng lớn, mở ra một thế hệ mới cho tàu đi biển, giảm chi phí cũng như khí thải carbon ra môi trường.

Maxlimer – Chiếc tàu thô kệch dài 11 mét, tô sọc trắng và vàng neo tại bờ biển của Vương Quốc Anh có vẻ không khác gì một phương tiện đi biển bình thường, song nó lại là một trong những chiếc tàu quan trọng nhất thế giới tại thời điểm hiện tại.

Đây là một chiếc tàu được vận hành hoàn toàn bởirobot, cũng là chiếc tàu nổi đầu tiên không cần tới yếu tố con người, có khả năng vượt Đại Tây Dương. Dự kiến, hành trình này sẽ mở ra một thế hệ mới cho các phương tiện đi biển, với các tàu chở hàng tự động, tàu chuyển dầu không người hay những thuyền chức năng tự lái.

Tuy nhiên, việc phổ biến những phương tiện như vậy có lẽ tốn tới hàng năm, thay thậm chí là vài thập kỷ.

Maxlimer được sản xuất bởi SEA-KIT, một công ty công nghệ hàng hải với trụ sở ở miền Tây Nam của Vương Quốc Anh. Chiếc tàu linh hoạt, chi phí rẻ, với độ an toàn cao, và hoàn toàn tự động này là thành quả nghiên cứu SEA-KIT, đạt được với mục tiêu hỗ trợ việc khai thác dầu và khí tự nhiên ngoài khơi.

Thay vì phải tốn chỗ cho các thuyền viên, chiếc tàu robot này có thể dành không gian để lắp đặt trang thiết bị, tàu phụ, drone, và tàu ngầm có thể được phóng và thu lại. Chiếc tàu có thể di chuyển liên tục với tốc độ 12 km/h cho tới khi hết nhiên liệu – Tức khoảng gần 9 tháng.

Theo quản lý của SEA-KIT, ông Ben Simpson, Maxlimer “Gần giống như một công cụ thuộc về biển”. Theo ông, “Nó chắc chắn, linh hoạt, và có tầm lớn”, đồng thời có trọng tải lên tới 2,5 tấn hàng.

Chiếc tàu robot không cần người lái có khả năng vượt Đại Tây Dương.
Chiếc tàu robot không cần người lái có khả năng vượt Đại Tây Dương.

Ngoài ra, chi phí vận hành chiếc tàu robot này cũng vô cùng rẻ. Theo ông Neil Tinmouth, giám đốc vận hành của SEA-KIT, “Các phương tiện đi biển của chúng tôi trung bình dùng ít hơn 5% nhiên liệu so với các tàu hàng hải thông thường. Điều này sẽ giúp thay đổi cuộc chơi trong việc hạn chế ảnh hưởng môi trường và khí thải đến từ những phương tiện này.”

Bắt đầu từ năm 2016, SEA-KIT đã chính thức hợp tác với một đơn vị sản xuất tàu của Vương Quốc Anh trong việcchế tạo phần vỏ nhôm của Maxlimer. Đồng thời, một hãng chuyên về thiết bị bảo hộ tại Na-uy đã cung cấp các linh kiện điện tử cho thiết bị điều khiển từ xa của con tàu này. Như vậy, khi ở vùng cảng, tàu sẽ được điểu khiển bởi con người qua sóng radio, rồi chuyển sang hoàn toàn tự động theo tín hiệu GPS.

Maxlimer đã chính thức ra mắt vào năm 2017, sau đó được thử nghiệm tới nay với những kết quả rất tích cực. Tới tháng 5/2019, đội ngũ xây dựng Maxlimer đã chiến thắng giải thưởng Shell Ocean Discovery X-Prize, trị giá 7 triệu đô-la, cho công nghệ định vị trên biển của con tàu này.

Đồng thời, trong cùng tháng, Maxlimer cũng đã được thử nghiệm chở hàng (hàu và bia) tại vùng nước giữa Anh và Bỉ, lập một hành trình tới Na-uy, cũng là chuyến trở hàng thương mại vượt biển tự động đầu tiên mà không hề có yếu tố con người. Trong chuyến đi này, Maxlimer đã sử dụng các bộ cám ứng trên tàu và một tàu ngầm drone.

Chia sẻ với báo chí, ông Tinmouth bày tỏ: “Trải qua nhiều nhiệm vụ, đội ngũ trên bờ của chúng tôi đã thành công vận hành và thử nghiệm con tàu này ngoài khơi, trong nhiều tình huống cũng như nhiều trang thái biển khác nhau.”

Và nhiệm vụ tiếp theo của Maxlimer sẽ là hành trình 1 tháng vượt Đại Tây Dương, dự kiến sẽ bắt đầu vào nửa đầu năm 2020. Nếu con tàu thành công hoàn thành nhiệm vụ, SEA-KIT sẽ bắt tay vào mở rộng quy mô của công nghệ này. Cụ thể, đội ngũ chia sẻ: “Chúng tôi vốn đã hoàn thành thiết kế, và mong muốn được phát triển một con tàu USV lớn hơn, với nhiều khả năng hơn.”

Trong tương lai gần, SEA-KIT sẽ tập chung vào thị trường năng lượng, cụ thể là trong việc khảo sát đại dương, thực hiện khoan dầu, khí tự nhiên, lắp đặt tua-bin gió, đồng thời kiểm tra các ống dẫn. Tuy nhiên, khả năng của những con tàu tự động sẽ không chỉ dừng ở đó.

Hiện nay, Hải quân Mỹ và một số đơn vị hải quân khác đã bắt đầu thử nghiệm tàu chiến tự động, và hàng ngàn doanh nghiệp tàu thương mại cũng sẽ dần bắt tay vào công nghệ này.

Theo một phát ngôn từ đại diện của MARAD, “Các tiến bộ về công nghệ và tự động hóa có thể sẽ tác động tích cực lên ngành hàng hải, nâng cao tính an toàn, hiệu quả vận hành, cũng như giảm thiểu ảnh hưởng lên môi trường.”

Tuy nhiên, có lẽ các thiết bị ra khơi trong tương lai gần sẽ chỉ được tự động hóa một phần, trong khi vẫn duy trì các yêu tố con người. MARAD chia sẻ: “Việc tự động hóa hoàn toàn có lẽ sẽ không xảy ra trong tương lai gần.”

Tuy nhiên, đơn vị này lại rất mong muốn việc dọn dầu tràn sẽ sớm được tự động hóa hoàn toàn với robot. Cụ thể, MARAD phát biểu: “Một vụ tràn dầu trên biển sẽ ảnh hưởng rất lớn tới môi trường cũng như con người. Nó có thể gây cháy nổ, và các tàu trong khu vực dầu tràn sẽ phải chịu ảnh hưởng của các hóa chất và khí độc từ nó. Việc tự động hóa và điều khiển phương tiện từ xa sẽ loại bỏ các hiểm nguy này.”

Chính vì vậy, MARAD đã chính thức hợp tác với SEA-KIT hòng phát triển một phương tiện dọn dầu tự động. Song, có lẽ còn cần nhiều thời gian trước khi chính thức đưa vào sử dụng phương tiện này.

Với tàu tự động, ta sẽ hạn chế tối đa tai nạn trên biển, va chạm tàu trong cảng, từ đó giảm thiểu thương vong trong ngành công nghiệp đầy rủi ro này. Về vấn đề này, ban điều hành MARAD cũng đã khẳng định: “Chỉ khi các tiến bộ trong tự động hóa tăng cường tính an toàn, thì MARAD mới ủng hộ chúng.”

Với SEA-KIT, đây là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn. Tinmouth cũng đã bày tỏ với truyền thông: “Các chính sách sẽ là trở ngại lớn.”

Tuy một chuyến tàu tự động vượt Đại Tây Dương là một việc sẽ sớm được hoàn thành, nhưng sẽ mất hàng năm để những tàu robot khác chính thức tham gia cuộc chơi của ngành hàng hải.

VIÊN VIÊN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement