Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Tăng trưởng tín dụng 2020 sẽ tiếp tục thấp

Ngân hàng

31/01/2020 07:35

Tăng trưởng tín dụng 2020 sẽ tiếp tục thấp hơn so với 2019, đây cũng là xu hướng của hoạt động tín dụng cho nền kinh tế trong 4 năm gần đây.

Ngân sách sẽ bội chi

Dự báo cho năm 2020, cân đối ngân sách Nhà nước có thể quay trở lại tình trạng bội chi. Do năm 2020 là năm cuối của thời kỳ ổn định ngân sách giai đoạn 2017-2020, có ý nghĩa quyết định trong việc thực hiện các mục tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm giai đoạn 2016-2020, Kế hoạch tài chính quốc gia 5 năm giai đoạn 2016-2020, nên Chính phủ được kỳ vọng sẽ đẩy mạnh hoạt động chi đầu tư phát triển, đặc biệt là chi đầu tư phát triển của ngân sách trung ương, để đáp ứng các mục tiêu trên.

Tăng trưởng tín dụng 2020 sẽ tiếp tục thấp

Cụ thể là, dự báo thu ngân sách Nhà nước là 1.512,3 nghìn tỷ, tăng 6,9% so với ước thực hiện năm 2019. Dự báo chi ngân sách Nhà nước ở mức 1.747,1 nghìn tỷ đồng, tăng 32,7% so với ước thực hiện năm 2019. Bội chi ngân sách Nhà nước năm 2020 dự kiến là 3,44% GDP (tương ứng 234,8 nghìn tỷ đồng), trong đó bội chi ngân sách trung ương là 3,2%GDP và bội chi ngân sách địa phương là 0,24%GDP.

Trong cơ cấu thu, thu từ nội địa và thu từ xuất nhập khẩu được dự báo vẫn tiếp tục duy trì ổn định so với dự toán. Thu từ dầu thô được điều chỉnh giảm so với dự toán năm 2019. Thu nội địa vẫn sẽ đóng vai trò chủ đạo (chiếm 83,6% tổng thu), chủ yếu đến từ thu từ thuế, phí, thu tiền sử dụng đất và từ hoạt động xổ số kiến thiết. Trong khi đó, thu từ dầu thô được dự báo đạt 35,2 nghìn tỷ, dựa trên sản lượng khai thác là 9,02 triệu tấn và trên cơ sở giá được điều chỉnh giảm là 60 USD/thùng.

Cơ cấu chi ngân sách Nhà nước định hướng tăng dần tỷ trọng chi đầu tư phát triển trong tổng chi ngân sách Nhà nước hằng năm, và giảm dần tỷ trọng chi thường xuyên (không bao gồm chi tạo nguồn cải cách tiền lương).

Chi đầu tư phát triển được kỳ vọng tăng mạnh, ở mức 470,6 nghìn tỷ đồng, tăng 90,8% so với ước thực hiện năm 2019, và tăng 9,6% so với dự toán năm 2019. Chi thường xuyên được dự báo tăng 13,1% so với dự toán 2019.

Tăng trưởng tín dụng 2020 sẽ tiếp tục thấp

Chính phủ vẫn tiếp tục cố gắng duy trì tỷ lệ nợ trong giới hạn cho phép. Dự kiến đến hết năm 2020, dư nợ công bằng 54,3% GDP, dư nợ Chính phủ bằng 48,5% GDP, dư nợ nước ngoài của quốc gia bằng 45,5% GDP.

Tín dụng tăng thấp

Tổng phương tiện thanh toán (M2) được dự báo tiếp tục tăng trưởng nhưng thấp hơn so với năm 2019. Tăng trưởng GDP thực năm 2020 được dự báo chỉ ở mức 6,6-6,8% và lạm phát bình quân khoảng 3,5-4,0%, theo đó GDP danh nghĩa trong năm 2020 ước đạt khoảng 10-10,5%, thấp hơn so với năm 2019.

Trong bối cảnh vòng quay tiền tệ khá chậm, tăng trưởng GDP danh nghĩa dự báo sẽ thấp hơn năm 2019 dẫn đến M2 trong năm 2020 cũng thấp hơn năm 2019, dự kiến chỉ tăng ở mức 12-13%.

Việc gia tăng chi tiêu chính phủ trong năm 2020 có thể dẫn đến gia tăng cho vay Chính phủ ròng của khu vực ngân hàng và phần nào làm hạn chế đà tăng trưởng của tín dụng cho nền kinh tế do hiệu ứng lấn át đầu tư.

Bội chi ngân sách Nhà nước năm 2020 được dự báo sẽ tăng cao so với năm 2019. Theo dự toán của Quốc hội ngày 4/11/2019, bội chi ngân sách Nhà nước năm 2020 cao hơn khá nhiều so với ước thực hiện khoảng 175,9 nghìn tỷ đồng của cả năm 2019, đạt mức 234,8 nghìn tỷ đồng.

Bên cạnh đó, việc cấp tín dụng cho nền kinh tế trong năm 2020 cũng bị hạn chế do ngân sách phải gia tăng vay nợ để đáo hạn các khoản vay cũ đang ở mức tương đối lớn trong những năm gần đây.

 Tăng trưởng tín dụng 2020 sẽ tiếp tục thấp hơn năm 2019.

Tăng trưởng tín dụng 2020 sẽ tiếp tục thấp hơn năm 2019.

Hơn nữa mặc dù tiền gửi của kho bạc tại ngân sách Nhà nước đang ở mức cao, tuy nhiên trong bối cảnh bội chi và hoạt động chi ngân sách Nhà nước bị kiểm soát chặt chẽ thì quy mô của số nhân tiền tệ sẽ không thể gia tăng mạnh.

Ngân hàng Nhà nước có thể kiểm soát tốt thị trường ngoại hối trong điều kiện thặng dư cán cân thanh toán thấp. Cán cân thanh toán quốc tế được dự báo tiếp tục thặng dư nhưng thấp hơn so với năm 2019.

Thặng dư cán cân thanh toán thấp dẫn đến quy mô tiền đồng trung hòa ngoại tệ qua kênh thị trường mở cũng không quá lớn, Ngân hàng Nhà nước hoàn toàn có thể kiểm soát tốt thị trường ngoại hối trong điều kiện không có bất kỳ cú sốc lớn nào từ thị trường tài chính tiền tệ quốc tế.

Tăng trưởng tín dụng năm 2020 được dự báo sẽ tiếp tục thấp hơn so với năm 2019, đây cũng là xu hướng chủ đạo của hoạt động tín dụng cho nền kinh tế trong 4 năm trở lại đây.

Với kịch bản hệ số nhân tiền giảm, tốc độ tăng trưởng M2 không biến động nhiều, thanh khoản tiền đồng trong hệ thống vẫn khá dồi dào trong bối cảnh hiệu ứng từ chính sách tài khóa còn hạn chế thì tăng trưởng tín dụng cho nền kinh tế năm 2020 chỉ ở mức 12-13%, thấp hơn mức 13,5% của năm 2019.

TUYẾT HƯƠNG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement