Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Tăng sức đề kháng cho người cao tuổi giữa đại dịch corona

Sức khỏe

31/01/2020 17:54

Trong đại dịch viêm phổi, thống kê cho thấy người cao tuổi là đối tượng mắc bệnh do đề kháng yếu. Người cao tuổi cần làm gì để tăng cường miễn dịch?

Theo thông tin mới nhất về tình hình dịch bệnh viêm phổi cấp do virus corona, tính đến sáng 31/1, có 213 người chết, 9.600 người nhiễm bệnh. 

Trong đại dịch viêm phổi do virus corona lần này, thống kê cho thấy sự phân bố độ tuổi của người mắc bệnh, đặc biệt là bệnh nhân nguy kịch và tử vong thì người cao tuổi chiếm tỷ lệ lớn. Nguyên nhân được cho là vì họ có khả năng miễn dịch tương đối thấp và sức đề kháng kém.

Vậy người cao tuổi làm cách nào để tăng cường sức đề kháng?

Người lớn tuổi nên vận động khoảng 30 - 45 phút mỗi ngày.
Người lớn tuổi nên vận động khoảng 30 - 45 phút mỗi ngày.

Thường xuyên vận động phù hợp

Hoạt động rèn luyện sức khỏe đều đặn, nhẹ nhàng rất tốt cho hệ tuần hoàn ở người lớn tuổi. Ngoài ra, việc vận động thường xuyên còn giúp tăng sức đề kháng cho người cao tuổi, làm chậm lại quá trình lão hóa của cơ thể, giúp cơ xương khớp dẻo dai hơn.

Tuy nhiên, lưu ý rằng do đặc điểm thể chất, người lớn tuổi cần có chế độ tập luyện phù hợp với tuổi của mình. Những môn thích hợp là tập dưỡng sinh, đi bộ, đạp xe đạp với tốc độ thong thả, bơi lội nhẹ nhàng... Các hoạt động này cũng chỉ nên kéo dài khoảng 30 - 45 phút mỗi ngày và nên cách giờ ngủ ít nhất 3 tiếng để cơ thể có thời gian nghỉ ngơi.

Nên chia nhỏ các bữa ăn

Khi lớn tuổi, nhu cầu năng lượng giảm hơn khi còn trẻ do các hoạt động thể lực giảm đi và giảm chuyển hóa cơ bản. Theo khuyến nghị của Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia, nhu cầu năng lượng ở người trên 60 tuổi là 1.900 kcal với nam và 1.800 kcal với nữ.

Các hoạt động của cơ quan tiêu hóa đều giảm do quá trình lão hóa ở người cao tuổi do đó để cung cấp đủ mức năng lượng này, nên chia nhỏ bữa ăn. Người cao tuổi nên có thêm từ 1 đến 2 bữa phụ bên cạnh 3 bữa ăn chính. Nên chọn sữa và các sản phẩm khác từ sữa để cho các bữa phụ vì sữa giàu chất dinh dưỡng, dễ tiêu hóa, hấp thu.

Tăng cường vitamin và khoáng chất thiết yếu

Vitamin và khoáng chất tuy chỉ chiếm một lượng nhỏ nhưng lại đóng vai trò rất lớn đối với các hoạt động của cơ thể đặc biệt là quá trình tăng sức đề kháng cho người cao tuổi. Chẳng hạn như Vitamin A rất quan trọng đối với hoạt động của hệ miễn dịch. Vitamin E nếu được bổ sung đủ lượng sẽ giảm nguy cơ phát triển bệnh tim.

Bổ sung Magie và Kẽm hợp lý có thể phòng chống suy nhược, giúp ăn ngon ngủ sâu, tăng cường miễn dịch. Các vi chất như Canxi và Vitamin D khi được cung cấp một lượng cân đối mỗi ngày cũng giúp hệ xương chắc khỏe và làm chậm quá trình mất xương ở người lớn tuổi.v.v.

Vitamin và khoáng chất tuy chỉ chiếm một lượng nhỏ nhưng lại đóng vai trò rất lớn đối với quá trình tăng sức đề kháng cho người cao tuổi.
Vitamin và khoáng chất tuy chỉ chiếm một lượng nhỏ nhưng lại đóng vai trò rất lớn đối với quá trình tăng sức đề kháng cho người cao tuổi.

Để cung cấp cho cơ thể lượng Vitamin và Khoáng chất thiết yếu đầy đủ, hợp lý, người lớn tuổi rất cần một chế độ dinh dưỡng phong phú:

- Ăn nhiều củ quả có màu đỏ, vàng, cam như cà rốt, cà chua, gấc… để cung cấp đủ lượng Vitamin A.

- Ăn nhiều quả bơ, bông cải xanh, dầu thực vật… để cung cấp vitamin E.

- Ăn nhiều các loại đậu, củ cải trắng, ngũ cốc, các loại hạt…để cung cấp Kẽm, Megie, Selen…

- Đặc biệt, đừng quên bổ sung những ly sữa vào chế độ dinh dưỡng của người lớn tuổi, vì sữa chính là nguồn cung cấp nhiều Vitamin, Khoáng chất đa dạng cho cơ thể.

Uống bổ sung khi cần thiết

Uống bổ sung hoặc vitamin tổng hợp theo hướng dẫn để tăng cường hệ thống miễn dịch cho người lớn tuổi. Nhưng cần lưu ý, trước khi dùng chất bổ sung, luôn luôn hỏi bác sĩ để đảm bảo nó an toàn, đặc biệt là nếu đang dùng thuốc theo toa. Một số chất bổ sung có thể khuyên dùng bao gồm canxi, vitamin D, vitamin B6 hoặc vitamin B12.

Rửa tay thường xuyên

Rửa tay thường xuyên và trước khi ăn cũng là một cách tuyệt vời khác để giữ sức khỏe. Các chuyên gia khuyến cáo rửa tay kỹ bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây, xoa mọi phần của tay - cả lòng bàn tay lẫn mu bàn tay, tránh chạm vào mũi, mặt và miệng bằng tay.

Rửa tay thường xuyên và trước khi ăn cũng là một cách tuyệt vời khác để giữ sức khỏe cho tất cả mọi người.
Rửa tay thường xuyên và trước khi ăn cũng là một cách tuyệt vời khác để giữ sức khỏe cho tất cả mọi người.

Bạn cũng có thể tự bảo vệ mình bằng cách sử dụng chất khử trùng tay kháng khuẩn khi không thể rửa tay. Ngoài ra, thường xuyên khử trùng bề mặt xung quanh nhà và nơi sinh hoạt của bạn.

Tránh xa căng thẳng

Stress mãn tính làm tăng sản xuất hormone stress cortisol của cơ thể. Quá nhiều cortisol có thể phá vỡ các chức năng khác nhau trong cơ thể, bao gồm cả hệ thống miễn dịch.

Để giảm căng thẳng, tăng hoạt động thể chất, ngủ nhiều, lên lịch sinh hoạt hợp lý cho bản thân và khám phá các hoạt động thư giãn, thú vị.

Nghỉ ngơi nhiều

Giấc ngủ không chỉ làm giảm mức độ căng thẳng mà còn giúp tăng khả năng sửa chữa của cơ thể. Vì lý do này, ngủ đủ giấc có thể dẫn đến một hệ thống miễn dịch mạnh mẽ hơn, giúp cơ thể bạn dễ dàng chống lại virus hơn.

Giấc ngủ cũng rất quan trọng khi bạn già đi vì nó có thể cải thiện trí nhớ và sự tập trung. Đặt mục tiêu cho ít nhất bảy rưỡi đến chín giờ ngủ mỗi đêm.

Nếu bạn khó ngủ, hãy nói chuyện với bác sĩ để tìm ra nguyên nhân cơ bản. Nguyên nhân gây mất ngủ có thể bao gồm không hoạt động trong ngày và quá nhiều caffeine. Hoặc nó có thể là một dấu hiệu của một tình trạng y tế như ngưng thở khi ngủ hoặc hội chứng chân không yên.

Người cao tuổi nên tránh xa căng thẳng, ngủ nhiều để giữ sức đề kháng tốt.
Người cao tuổi nên tránh xa căng thẳng, ngủ nhiều để giữ sức đề kháng tốt.

Tiêm vắc xin

Tiêm vắc xin hàng năm là một cách khác để giữ sức khỏe trong suốt cả năm. Nếu bạn từ 65 tuổi trở lên, hãy trao đổi với bác sĩ về việc tiêm vắc xin cúm và mất khoảng hai tuần để vắc xin có hiệu quả.

Bạn cũng có thể nói chuyện với bác sĩ về việc tiêm vắc xin phế cầu khuẩn để bảo vệ chống viêm phổi và viêm màng não.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Lên lịch kiểm tra sức khỏe hàng năm cũng có thể giúp bạn khỏe mạnh. Những căn bệnh như tiểu đường, tăng huyết áp có thể không bị bỏ sót khi bạn giữ lịch khám với bác sĩ. Và nếu phát hiện sớm thì việc điều trị sẽ kịp thời, ngăn ngừa biến chứng lâu dài.

Ngoài ra, nếu có bất kỳ triệu chứng cảm lạnh hoặc cúm, hãy đi khám bác sĩ ngay lập tức. Virus cúm có thể dẫn đến các biến chứng ở người lớn trên 65 tuổi. Hệ thống miễn dịch suy yếu theo tuổi tác, khiến việc chống lại virus trở nên khó khăn hơn.

AN LY (t/h)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement