Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Tài xế bị gọi là chó nhưng thương hiệu doanh nghiệp thì lên như diều gặp gió

Ở Trung Quốc, gọi ai đó là chó như một sự sỉ nhục rất lớn. Các tài xế cho một công ty chuyển phát nhanh ở thành phố Trịnh Châu giờ đang rất bực tức vì họ bị gọi là chó.

Công ty này vốn trước có tên 58 Suyun, người chủ mới xây dựng một ứng dụng gọi xe cho dịch vụ của mình và đổi tên công ty thành “Kuaigou Dache”, tức là “Chuyển phát Fast Dog” hay “Chuyển phát chó nhanh”.

Công ty giải thích họ chọn cái tên là “chó” vì đây là con vật trung thành, nhanh nhẹn, rất đáng tin cậy. Cu Wenyang, người phát ngôn của công ty ở chinh nhánh Trịnh Châu nói rằng công ty đổi tên để hướng tới việc “nâng tầm thương hiệu công ty lên một mức mới”.

Trên mạng Weibo, nhiều công dân mạng đang tranh cãi quanh cái tên mới của 58 Suyun, phần đông có ý kiến rằng “sao có bao nhiêu cái tên để chọn, mà họ đi chọn cái tên này?”
Trên mạng Weibo, nhiều công dân mạng đang tranh cãi quanh cái tên mới của 58 Suyun, phần đông có ý kiến rằng “sao có bao nhiêu cái tên để chọn, mà họ đi chọn cái tên này?”

58 Suyun vốn là công ty con của tập đoàn 58.com là trang rao vặt hàng đầu Trung Quốc (nhái theo trang Craigslist rất thành công ở phương Tây). 58.com đang niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán New York. Năm ngoái, 58 Suyun sáp nhập với công ty chuyển phát nhanh Hong Kong GoGoVan, đẩy giá trị công ty lên thành 1 tỉ USD, với các nhà đầu tư lớn như Alibaba, Cainiao, Inno Vision Capital.

Và sau đó công ty đổi tên.  

Nhiều tài xế đã đến chi nhánh công ty ở Trịnh Châu với biểu ngữ phản đối: “Chúng tôi có sự tự trọng, chúng tôi không phải chó”. Một tài xế cho rằng: “Tại sao công ty lại chọn tên là chó mà không phải những con vật khác như hổ, sói nhỉ? Chọn con vật khác không sao, nhưng chọn chó thì đúng là một sự sỉ nhục”.

Một tài xế nói, từ khi công ty có tên mới, nhiều khách hàng để lại những tin nhắn trêu chọc khi yêu cầu dịch vụ trên ứng dụng di động, kiểu như “cho ngay một con chó đến lấy đồ giúp tôi”. Nhiều tài xế cảm thấy ngượng ngùng khi họ giới thiệu với người khác là họ làm việc cho Fast Dog.

“Mỗi khi có khách hỏi đến hàng của họ, tôi phải bắt đầu với câu: ‘Xin chào, tôi là chó!’ Tôi không thể nói thế được, nói thế khác nào mình tự chửi mình”, một tài xế bức xúc. Ở Trung Quốc, chửi ai là “rắm chó” là câu chửi nặng nhất.

Trên mạng Weibo, nhiều công dân mạng đang tranh cãi quanh cái tên mới của 58 Suyun, phần đông có ý kiến rằng “sao có bao nhiêu cái tên để chọn, mà họ đi chọn cái tên này?”

Họ không phải công ty Trung Quốc đầu tiên gặp rắc rối khi đổi tên. Tháng 11/2016, ứng dụng đặt vé du lịch Alitrip của tập đoàn Alibaba khiến cộng đồng dân Hồi giáo nổi giận khi đổi tên thành Fliggy, hay “Flying Pig Travel” hay “Lữ hành Lợn bay”. Theo đạo Hồi, lợn là con vật không sạch, họ không ăn thịt lợn.

Kuaigou Dache hay Fast Dog Delivery đã gọi được 250 triệu USD trong vòng gọi vốn vừa diễn ra vào tháng 7 tuyên bố họ đã có hơn 1 triệu tài xế (và xe) tham gia ở 6 nước và vùng lãnh thổ, đã phục vụ được gần 8 triệu lượt khách hàng ở 339 thành phố.

Công ty nói họ tiếp tục dùng cái tên Fast Dog, tài xế nào không cảm thấy thoải mái, họ có thể thôi việc.

THÁI HÀ
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement