Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Tại sao xe ngập nước, thủy kích bị ghẻ lạnh?

Xe+

22/09/2017 04:40

Bị chủ cũ chối bỏ, người mua ghẻ lạnh, xe ngập nước hay thủy kích trở thành của "cho không đắt" đối với nhiều người. Tại sao vậy?

Chỉ một trận mưa lớn “không lối thoát” chiếc bốn bánh đen đủi đang vận hành hoặc nghỉ ngơi trong hầm, bãi đỗ bỗng trở thành món đồ bị hắt hủi khi bị ngập nước. Tùy vào mức độ ngập mà giá trị xe cũng bị giảm theo nhưng thường khi đã ngập quá nắp capô thì coi như đồ bỏ. Chưa kể nếu đang lái xe mà bị thủy kích cũng ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự ổn định của động cơ, nặng có thể phải thay cả cụm.

Trong các trường hợp ngập nước, nhẹ nhất là ngập sàn xe. Lúc này nếu được khắc phục nhanh chóng đúng cách thì gần như không ảnh hưởng tới chất lượng tổng thể của bốn bánh. Tuy nhiên, nếu ngập sâu hơn thì mọi chuyện sẽ khác bởi nước sẽ trực tiếp ảnh hưởng tới các bộ phận quan trọng của xe.

Trong đó, khi nước ngập sâu qua hút gió, bộ phận chịu ảnh hưởng nặng nề nhất chính là “trái tim” của xe - động cơ. Việc bổ động cơ không bao giờ được khuyến khích chưa nói đến trường hợp bị vào nước. Nếu khắc phục không triệt để, xi lanh còn “ngậm nước” thì hiện tượng thủy kích cũng vẫn có thể xảy ra hay nhẹ cũng ảnh hưởng tới sự ổn định về lâu về dài. Tất nhiên, nếu phải thay toàn bộ cụm động cơ thì chi phí không hề rẻ.

Hệ thống điện, khung sườn, truyền động cũng là những bộ phận chịu ảnh hưởng nặng nề.

Sau động cơ, hệ thống điện là thành phần tiếp theo chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Khi bị ngâm nước hệ thống điện có thể bị chập cháy, gỉ sét các mối nối hay ảnh hưởng tới tín hiệu, các nút hay bộ điều khiển những trang bị như đèn, hệ thống giải trí, ghế chỉnh điện, loa… Thông thường, khi bị ngập hệ thống điện thì buộc phải thay thế hết các dây dẫn lẫn bộ phận quan trọng để tránh những trường hợp đáng tiếc như chập cháy sau này. Tuy nhiên, biện pháp này cũng chưa thực sự triệt để.

Bên cạnh đó, các chi tiết mềm của xe như tấm lót, đệm ghế ngồi cũng là những thành phần chịu ảnh hưởng nặng nề bởi nó hút và giữ nước rất mạnh. Để khắc phục phải tháo rời toàn bộ sấy khô thật kỹ tuy nhiên độ bền sau đó sẽ không còn được như trước chưa kể nếu ngâm nước quá lâu thường phải thay mới.

Ngoài những bộ phận kể trên, hệ thống khung sườn, hệ thống treo, truyền động hay cả túi khí của xe ngập nước cũng sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ. Những tác động xấu do nước ngập thường sẽ ảnh hưởng từ từ tới các thành phần này gây mất ổn định, hỏng hóc nhanh hơn theo thời gian.

Động cơ khi bị ngập nước nhẹ ảnh hưởng tới độ bền, nặng phải thay cả cụm.

Đây cũng là lý do chính khiến chủ xe muốn bán tống bán tháo xe ngập nước hay người mua xe cũ cũng rất kị loại xe này vì có thể xuất hiện lỗi vặt, bệnh lạ sau một thời gian sử dụng với chi phí khắc phục không rẻ. Đặc biệt là khi những xe ngập nước bị thanh lý thường không được xử lý triệt để, thay thế các bộ phận bị ảnh hưởng nhằm tiết kiệm chi phí có thể trở thành “món nợ” bỏ thì vương thương thì tội cho chủ xe mới sau này.

PHONG TRẦN (Thanh niên)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement