25/12/2020 14:42
Tại sao Trung Quốc 'quay lưng' với tỷ phú Jack Ma?
Sự thay đổi thái độ cũng nói lên khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng và giảm cơ hội cho những người trẻ tuổi.
Theo The New York Times, tỷ phú Jack Ma là biểu tượng thành công ở Trung Quốc. Giáo viên tiếng Anh trở thành doanh nhân Internet là người giàu nhất nước này. Ông thành lập công ty Alibaba đối thủ gần nhất mà Amazon có thể so sánh ngang hàng.
Sau khi ông Donald J. Trump đắc cử tổng thống năm 2016, tỷ phú Jack Ma là người Trung Quốc cấp cao đầu tiên mà Tổng thống Mỹ gặp mặt.
CEO Alibaba phải trả giá vì sự chống đối Bắc Kinh. Ảnh: The New York Times. |
"Bố Ma" – cách mà nhiều người trên mạng gọi vị tỷ phú hàng đầu Trung Quốc. Một bức tranh mà vị tỷ phú tài năng này vẽ chung với nghệ sĩ hàng đầu của Trung Quốc Zeng Fanzhi cũng được bán với giá 5,4 triệu USD. Đối với những người trẻ và đầy tham vọng của Trung Quốc, chuyện về “Bố Ma” là một câu chuyện đáng để mô phỏng.
Nhưng gần đây, tình cảm của công chúng dành cho “Bố Ma” không còn như trước, ông trở thành người đàn ông mà mọi người ở Trung Quốc vừa "yêu" vừa "ghét". Sự mất mát về tầm vóc này xảy ra khi ông đang phải đối mặt với rắc rối ngày càng tăng với chính phủ Trung Quốc.
Tỷ phú Jack Ma tại Diễn đàn Kinh tế Quốc tế Kyiv ở Kyiv, Ukraine. Ảnh: EPA. |
Đồng thời, các quan chức chính phủ vẫn đang tiếp tục điều tra xoay quanh Ant Group, tập đoàn fintech lớn mà ông đã tách khỏi Alibaba.
Điều này xảy ra chưa đầy 2 tuần sau khi ông công khai buộc tội các nhà quản lý tài chính, vì bị ám ảnh với việc giảm thiểu rủi ro và cáo buộc các ngân hàng của Trung Quốc hành xử như “hiệu cầm đồ”. Bởi lẽ, các ngân hàng chỉ cho vay những người có tài sản thế chấp.
Nhìn bề ngoài, sự thay đổi hình ảnh trước công chúng của ông Jack Ma phần lớn bắt nguồn từ việc chính phủ Trung Quốc ngày càng chỉ trích đế chế kinh doanh của ông. Điều này cho thấy một xu hướng sâu sắc hơn và đáng lo ngại hơn đối với cả chính phủ Trung Quốc và các doanh nhân. Vốn dĩ những doanh nhân này là người đã đưa đất nước thoát khỏi thời kỳ đen tối về kinh tế trong 4 thập niên qua.
Hôm 24/12, các quan chức Trung Quốc đã mở một cuộc điều tra chống độc quyền đối với Alibaba, công ty thương mại điện tử quyền lực mà ông Jack Ma đồng sáng lập và vẫn nắm quyền lực đáng kể. Ảnh: Bloomberg. |
Trong một cuộc họp lãnh đạo thường niên vào tuần trước, chính phủ Trung Quốc tuyên bố sẽ tăng cường các biện pháp chống độc quyền và ngăn chặn “sự bành trướng của nguồn vốn một cách mất trật tự”.
Một số doanh nhân cho rằng sự thù địch đối với Ant và ông Ma khiến họ băn khoăn về định hướng cơ bản của Trung Quốc. Người sáng lập công ty đầu tư Primavera Capital Group tại Hồng Kông Fred Hu cho biết: “Chính phủ chỉ có thể có quyền kiểm soát tuyệt đối hoặc có một nền kinh tế năng động, đổi mới. Nhưng thật nghi ngờ là chính phủ có thể sở hữu cả hai”.
Tháng trước, các nhà chức trách đã dập tắt kế hoạch phát hành lần đầu ra công chúng bom tấn của Ant. Ảnh: Reuters. |
Tỷ phú Jack Ma có các dự án từ thiện nổi tiếng của riêng mình, như một số sáng kiến trong giáo dục nông thôn và giải thưởng để giúp phát triển tài năng kinh doanh ở châu Phi. Nhưng ở nhiều khía cạnh khác, doanh nhân công nghệ hào hoa này cũng nổi tiếng với những tuyên bố táo bạo và thách thức chính quyền.
Áp lực đối với ông Jack Ma báo hiệu một sự thay đổi trong cách chính phủ Trung Quốc quản lý internet.
Hiện, Alibaba và đối thủ không đội trời chung Tencent, kiểm soát nhiều dữ liệu cá nhân hơn và tham gia mật thiết vào cuộc sống hàng ngày ở Trung Quốc hơn so với Google, Facebook và các ông lớn công nghệ khác của Mỹ. Điều đó khiến chính phủ Trung Quốc ngày càng coi quy mô và ảnh hưởng của các công ty này là một mối đe dọa.
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp