Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Tại sao Trung Quốc lại 'xuống thang' trong ngoại giao với Mỹ?

Kinh tế thế giới

13/07/2020 18:37

Mặc cho Trung Quốc muốn làm dịu căng thẳng, Donald Trump cho biết hôm cuối tuần, ông không nghĩ đến việc đàm phán thỏa thuận thương mại giai đoạn 2.

Tổng thống Mỹ cho biết "mối quan hệ (giữa Mỹ) với Trung Quốc đã bị tổn hại nghiêm trọng bởi xung đột trên các vấn đề liên quan đến đại dịch Covid-19 và các vấn đề khác.

Tổng thống Donald Trump cho biết, ông không nghĩ đến thỏa thuận thương mại giai đọan 2 với Trung Quốc.
Tổng thống Donald Trump cho biết, ông không nghĩ đến thỏa thuận thương mại giai đọan 2 với Trung Quốc.

Trước đó, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã gây không ít ngạc nhiên cho giới quan sát, khi bỗng dưng dịu giọng với Mỹ. Hôm 9/7, phát biểu với các Think Tank và truyền thông của Mỹ, ông Vương đã gửi tín hiệu tới Mỹ rằng Trung Quốc sẽ điều chỉnh chính sách đối ngoại táo bạo và hung hăng được áp dụng gần đây. Câu hỏi đặt ra là tại sao Trung Quốc lại “xuống thang” trong ngoại giao với Mỹ?

Động thái này được đánh giá là Bắc Kinh đang tìm cách “cứu” quan hệ Mỹ - Trung ra khỏi suy thoái nghiêm trọng nhất, kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1979 đến nay.

Bài phát biểu trực tuyến của ông Vương trước cộng đồng hoạch định chính sách của Mỹ xem là rất quan trọng, vì nó thể hiện quan điểm chính thức của đảng và nhà nước trung Quốc. Tuy nhiên, phần lớn người tiếp nhận thông điệp đó đã trở nên vỡ mộng với Trung Quốc dưới thời lãnh đạo của Chủ tịch Tập Cận Bình. Theo báo Asiatimes, đây là nguyên nhân chính khiến nỗ lực ngoại giao này của Trung Quốc thất bại.

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc tỏ ý muốn cứu vãn mối quan hệ với Mỹ.
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc tỏ ý muốn cứu vãn mối quan hệ với Mỹ.

Trong bài phát biểu, ông Vương đổ lỗi cho một số chính khách Mỹ có tinh thần bài Trung đã làm xấu đi mối quan hệ song phương. Đó là những người có thành kiến ​​về ý thức hệ, không ngừng tìm cách kìm hãm sự phát triển của Trung Quốc, xem Trung Quốc như kẻ thù.

Trên thực tế, Mỹ đã không ngăn chặn Trung Quốc, trái lại còn giúp Trung Quốc hội nhập quốc tế trong thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh. Chỉ trong khoảng ba thập niên, một Trung Quốc giàu có đã xuất hiện. Tuy nhiên, sự hội nhập quốc tế của quốc gia này không đi đôi với sự ủng hộ các chuẩn mực tự do toàn cầu. Những chính sách đối nội khắc khe và bắt nạt ở nước ngoài dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình đã xua tan hy vọng về một cường quốc có trách nhiệm - Trung Quốc - của Mỹ. Do đó, không có gì lạ khi Mỹ thực hiện chính sách cứng rắn hơn.

Trung Quốc là một đất nước yêu chuộng hòa bình, Ngoại trưởng Vương Nghị tuyên bố. Theo ông Vương, xâm lược và bành trướng không bao giờ nằm ​​trong gen của người Trung Quốc. Tuy nhiên, các nhà sử học quốc tế đã chỉ ra  rằng, sự xâm lược của Trung Quốc là phổ biến. Các học giả Mỹ cho rằng, cách giải thích của ông Vương về lịch sử Trung Quốc là không chính xác. Nền văn minh của Trung Quốc đạt đến kích thước to lớn qua 5.000 năm chỉ bằng cách xâm lược và thôn tính những nước nhỏ lân cận đã chứng minh điều đó.

Nhưng quan trọng hơn, một cường quốc Trung Quốc hiện đại vẫn là một trong số ít quốc gia trong thế kỷ 21 còn tham vọng lãnh thổ. Điều đó thể hiện qua hành động bành trướng ở Biển Đông, xung đột biên giới với Ấn Độ hoặc đe dọa sáp nhập Đài Loan bằng vũ lực...   

Trung Quốc muốn quay trở lại mối quan hệ hợp tác và ổn định, ông Vương tỏ ý trong bài phát biểu. Ông nhấn mạnh sự phát triển của Trung Quốc đã cung cấp cho Mỹ động lực tăng trưởng bền vững và một thị trường to lớn. Nhưng ông không nhắc một điều là rõ ràng Trung Quốc tìm mọi cách làm suy yếu sự lãnh đạo toàn cầu của Mỹ, cùng các khía cạnh quan trọng của trật tự thế giới tự do Mỹ bảo trợ.

Trong khi đó, quốc gia này vẫn thích quay lại thời kỳ hữu hảo nhằm kiếm 300 tỷ USD mỗi năm, trong khi vẫn được tiếp cận với công nghệ tiên tiến của siêu cường số một thế giới. Dĩ nhiên, Mỹ đã được hưởng lợi từ mối quan hệ kinh tế với Trung Quốc. Nhưng có hai vấn đề khiến mối quan hệ Mỹ - Trung khó trở lại bình thường.

Thứ nhất, Trung Quốc đạt được nhiều lợi ích hơn từ mối quan hệ kinh tế so với Mỹ. Các nhà kinh tế có xu hướng tập trung vào lợi nhuận, ít quan tâm tới vấn đề an ninh quốc gia. Chính mối đe dọa về an ninh là nguyên nhân khiến Mỹ không thể bỏ qua trong mối quan hệ Mỹ - Trung. Một thực tế là Trung Quốc đang tiệm cận Mỹ về sức mạnh tổng thể, trở thành mối đe dọa thực sự đối với Washington.

Thứ hai, Mỹ mệt mỏi vì những “chiêu trò” của Trung Quốc trong mối quan hệ thương mại song phương. Đó là những vấn đề bao gồm việc vi phạm có hệ thống các quy tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới, phân biệt đối xử với đầu tư trực tiếp nước ngoài và chiến dịch sâu rộng về tình báo công nghiệp. 

Ngoại trưởng Trung Quốc cũng không ngần ngại tuyên bố Trung Quốc mong muốn duy trì hòa bình và ổn định, nhưng Bắc Kinh có quyền bảo vệ chủ quyền, an ninh và lợi ích cốt lõi của mình.

Phản bác lại lập luận này, các học giả và nhà hoạch định chính sách Mỹ cho rằng, trên thực tế Trung Quốc chứng tỏ là quốc gia tham lam. Quyền lợi mà Trung Quốc đề cập bao gồm một tập hợp các yêu sách về lãnh thổ đang tranh chấp trên một khu vực rộng lớn. Việc theo đuổi các yêu sách quá đáng đã làm lu mờ những lời hoa mỹ của Bắc Kinh về mong muốn hòa bình, ổn định trong khu vực và toàn thế giới.

Đã qua rồi giai đoạn Trung Quốc có thể “ru ngủ” các chính khách Mỹ và toàn thế giới khi tuyên bố chỉ “trỗi dậy hòa bình” và không quân sự hóa các thực thể chiếm đóng trái phép trên biển Đông. Bằng chứng rõ rang và gần nhất là Trung Quốc không ngừng dấn thân vào cuộc xung đột biên giới với Ấn Độ, tranh giành lãnh hải với Việt Nam, Nhật Bản, Đài Loan, Indonesia, Philippines và Malaysia. 

Vừa kêu gọi Mỹ tuân thủ luật pháp quốc tế, Trung Quóc lại bất chấp phán quyết của Tòa án Trọng tài ở Hà Lan và liên tục gây hấn với các nước có tranh chấp chủ quyền nhằm chếm trọn biển Đông.
Vừa kêu gọi Mỹ tuân thủ luật pháp quốc tế, Trung Quóc lại bất chấp phán quyết của Tòa án Trọng tài ở Hà Lan và liên tục gây hấn với các nước có tranh chấp chủ quyền nhằm chếm trọn biển Đông.

Điều khiến các nhà hoạch định chính sách Mỹ cảm thấy nực cười là Ngoại trưởng Vương Nghị trong khi kêu gọi Mỹ phải tôn trọng luật pháp và các quy tắc quốc tế, nhưng không hề đả động tới việc Trung Quốc phải chấp nhận phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực năm 2016 đối với các yêu sách của nước này ở Biển Đông. Ông Vương càng né tránh việc cam kết tuân thủ hiệp ước Trung Quốc đã ký với Anh dưới sự bảo trợ của Liên hiệp quốc về Hồng Kông…

Theo Denny Roy, nhà nghiên cứu cao cấp tại Trung tâm Đông - Tây có trụ sở tại Honolulu (Mỹ), chỉ có một số ít người Mỹ tin vào lời ông Vương Nghị rằng quan hệ Mỹ - Trung xấu đi bắt nguồn từ thành kiến hoặc “chủ nghĩa bài Trung”.

Cho dù có dịu giọng, Bắc Kinh sẽ không đạt được mục tiêu cứu vãn mối quan hệ với Washington, nếu không giải quyết được gốc rễ của căng thẳng song phương. Denny Roy cho rằng, Trung Quốc nên bắt đầu thể hiện thành ý bằng cách giảm bớt sự bạo ngược trong chính sách đối ngoại như đã thấy gần đây.

TRẦN NGHỊ
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement