22/12/2020 15:48
Tại sao Triều Tiên sở hữu nguồn tài nguyên khoáng sản hơn 10.000 tỷ USD nhưng vẫn là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới?
Nắm giữ hơn 200 loại khoáng sản trị giá 10.000 tỷ USD nhưng Triều Tiên chưa khai thác tốt nguồn tài nguyên do hạn chế chuyên môn và cơ sở hạ tầng.
Theo một nghiên cứu của Viện nghiên cứu nguồn tài nguyên của Hàn Quốc năm 2010, ước tính Triều Tiên đang nắm trữ lượng tài nguyên định giá khoảng 10.000 tỷ USD, lớn hơn khoảng 20 lần so với của Hàn Quốc. Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (USGS) cho biết, trong số hơn 200 khoáng sản khác nhau của Triều Tiên, trữ lượng magnetit lớn thứ 2 và mỏ vonfram xếp thứ 6 trên thế giới.
Các nguồn tài nguyên khoáng sản ước tính của Triều Tiên bao gồm đồng, vàng, quặng sắt và kẽm, cùng với các khoáng sản đất hiếm và tài nguyên dầu khí tiềm năng của Triều Tiên. Đây được xem là một tài sản quý giá đối với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới.
Khu vực vùng núi của Triều Tiên khoảng 200 loại tài nguyên khoáng sản có giá trị ước tính lên tới 10.000 tỷ USD. Ảnh: Reuters. |
Với tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người ước tính chỉ 1.700 USD, Triều Tiên được xếp hạng là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới, xếp thứ 215 trên toàn cầu, trên các quốc gia như Somalia. Trong khi đó, Mông Cổ giàu tài nguyên, có dân số bằng 1/8, có GDP bình quân đầu người ước tính là 12.300 USD.
Do đó, mặc dù nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng, Triều Tiên sẽ khó thực hiện vì thiếu thiết bị, chuyên môn và cơ sở hạ tầng.
Theo báo cáo mới nhất của chuyên gia Lloyd Vasey, nhà sáng lập kiêm cố vấn cấp cao tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), sản lượng khai thác của Triều Tiên đã “giảm đáng kể” kể từ những năm 1990, với tỷ lệ hoạt động trung bình của các mỏ hiện chỉ còn dưới 30% tiềm năng vốn có.
Ông nói: “Thiếu thiết bị khai thác và Triều Tiên không thể mua thiết bị mới do tình hình kinh tế tồi tệ, thiếu năng lượng, tuổi đời và tình trạng lưới điện kém”. Ngay cả khi bất chấp những rào cản này, bao gồm cả các lệnh cấm đối với khai thác tư nhân, lĩnh vực này vẫn chỉ chiếm khoảng 14% nền kinh tế của Triều Tiên.
Than là một trong những loại khoáng sản xuất khẩu quan trọng của Triều Tiên. Ảnh: CND. |
Trung Quốc là khách hàng lớn nhất của Triều Tiên với sản lượng xuất khẩu khoáng sản, chiếm hơn một nửa tổng kim ngạch thương mại của quốc gia này, đặc biệt là than. Vì thế, các công ty Trung Quốc được cho là đã đầu tư vào một số mỏ của Triều Tiên, trong đó có khoản đầu tư 500 triệu USD vào khu liên hợp khai thác ở Musan. Các công ty quốc tế ở các quốc gia khác, bao gồm Úc, Anh, Malaysia và Singapore, được cho là đã khám phá tiềm năng tài nguyên và năng lượng của Triều Tiên.
Sau các vụ thử tên lửa và hạt nhân liên tiếp, ngành công nghiệp khai thác và xuất khẩu khoáng sản của Triều Tiên đang bị cấm theo nghị quyết trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Theo đó, Bình Nhưỡng hiện chủ yếu đầu tư vào lĩnh vực khai thác than.
Hồi tháng 8, Trung Quốc tuyên bố ngừng nhập khẩu than, quặng sắt và hải sản từ Triều Tiên trong khi Trung Quốc chiếm khoảng 90% thương mại quốc tế của Triều Tiên. Các biện pháp trừng phạt của đại lục được thiết lập ảnh hưởng đến một trong những nguồn tiền mặt lớn cuối cùng còn lại của đất nước này.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un thăm một nhà máy sản xuất. Ảnh: AFP. |
Theo Choi Kyung-soo, Chủ tịch của Viện Tài nguyên Triều Tiên ở Seoul, “do các lệnh trừng phạt, Triều Tiên rất khó chế tạo vũ khí hoặc bán chất gây nghiện, vì vậy cách hợp pháp duy nhất để Triều Tiên kiếm tiền thời gian này là bán khoáng sản”.
Tuy nhiên, nếu tình hình thay đổi, Nga và Hàn Quốc sẽ là 2 quốc gia quan tâm đến các kế hoạch khai thác khoáng sản của Triều Tiên. Một canh bạc chiến lược khác đối với nhà lãnh đạo Kim Jong-un có thể là từ bỏ kế hoạch trở thành cường quốc hạt nhân để hỗ trợ Triều Tiên phát triển lĩnh vực khai thác và năng lượng của quốc gia.
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp