Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Tại sao thị trường tôm Mỹ khó dự đoán?

Theo seafoodsource.com cho tới nay đại dịch COVID-19 đã diễn ra nhiều tháng, xu hướng giá và nhu cầu tôm trên thị trường Mỹ vẫn khó dự đoán.

Từ đầu tháng 4, các chuyên gia đã dự đoán rằng chuỗi cung ứng tôm sẽ phải chịu tác động trong những tháng mùa hè do lệnh phong tỏa từ các quốc gia nhằm ngăn sự lây lan của COVID-19 và những gián đoạn sẽ ảnh hưởng tới cả nguồn cung và lượng tôm nhập khẩu vào Mỹ.

Tại Việt Nam, người dân trì hoãn thả nuôi do lo ngại COVID-19 gây xáo trộn thị trường nhập khẩu, dự đoán nhu cầu và giá tôm sẽ giảm. Tuy nhiên, do Việt Nam kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh COVID-19 nên xuất khẩu tôm sang một số thị trường lớn vẫn tăng như Nhật Bản, Mỹ…

Một số dự đoán cho rằng nhập khẩu tôm của Mỹ sẽ giảm ngay từ những tháng đầu năm nay. Tuy nhiên, đến tháng 5, nhập khẩu tôm của thị trường này mới giảm mạnh, chủ yếu giảm nhập khẩu từ Ấn Độ.

Ảnh hưởng dịch COVID-19, khó dự đoán thị trường Mỹ.
Ảnh hưởng dịch COVID-19, khó dự đoán thị trường Mỹ.

Xuất khẩu tôm Ấn Độ sang Mỹ giảm hơn 50% từ 22.229 tấn trong tháng 4 xuống còn 8.600 tấn trong tháng 5.

Các chuyên gia tại thị trường Ấn Độ đã dự đoán xuất khẩu tôm Ấn Độ sang Mỹ giảm khi họ theo dõi các diễn biến tại thị trường tôm Ấn Độ trong tháng 3 và 4. Trong tháng 4/2020, các công ty Ấn Độ đã phải đối mặt với nhiều khó khăn do lệnh phong tỏa của Chính phủ nước này. Các nhà máy chế biến không thể hoạt động hết công suất do thiếu nhân công.

Sau khi giảm xuất khẩu sang Mỹ, Ấn Độ tăng xuất khẩu sang Trung Quốc do thị trường này có nhu cầu cao hơn Mỹ đối với tôm chưa được chế biến sâu như tôm còn vỏ, còn đầu.

Vấn đề thiếu nhân công tại các nhà máy chế biến ở Ấn Độ tiếp tục kéo dài tới tháng 5 và 6.

Về mặt tiêu thụ, nhu cầu tại các cửa hàng bán lẻ tăng, dịch vụ thực phẩm giảm, và xu hướng tiêu dùng và nhu cầu tiêu thụ thời gian tới khá khó dự đoán.

Nguồn dự trữ tôm tại Mỹ cũng không dễ dự báo vì mỗi công ty có kế hoạch riêng, có công ty bán rẻ đi, có công ty giữ lại và mua thêm do lo ngại nguồn cung sẽ thiếu hụt thời gian tới.

VIÊN VIÊN (t/h)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement