Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Tại sao thị trường siêu du thuyền vẫn bùng nổ?

Lối sống

19/11/2023 18:02

Bất chấp bối cảnh bất ổn ngày càng gia tăng trên toàn cầu, các nhà tài phiệt, ông trùm công nghệ và những người siêu giàu khác vẫn chi hàng trăm triệu USD cho một chiếc siêu du thuyền trọng.

Siêu du thuyền của giới tỷ phú

Chưa có định nghĩa chính thức về “siêu du thuyền” (so với loại thông thường). Tuy nhiên, thuật ngữ này thường dùng để chỉ những du thuyền dài hơn 22 m. Một số công ty môi giới còn dùng từ "gigayacht" để gọi loại phương tiện có chiều dài hơn 91,44 m.

Theo BBC, chỉ có một số ít siêu du thuyền cỡ lớn được sản xuất mỗi năm. Các dự án cao cấp này thường được thực hiện bí mật đến mức những nhà chế tạo phải ký thỏa thuận không tiết lộ thông tin.

Giovanna Vitelli, chủ tịch của Azimut Benetti, nhà sản xuất đồ thủ công lớn nhất thế giới, cho biết vào năm 2020, khi Covid-19 lan rộng, ông đã dành cả ngày để thực hiện các tình huống xấu nhất và lập ngân sách để xử lý chúng. Sau đó, các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga sau cuộc xâm lược Ukraina đã khiến Nga mất đi 1/10 khách hàng.

Nhưng thay vì chìm, các nhà sản xuất siêu du thuyền đang cưỡi trên một làn sóng. Bà Vitelli cho biết những sự kiện gần đây là "bất ngờ". Doanh thu của công ty bà đã tăng khoảng 20% kể từ đầu năm 2022, doanh thu của toàn ngành cũng tăng tương tự. 

Một cuộc khảo sát gần đây của Fortune Business Insights cho thấy hầu hết các công ty môi giới du thuyền đang báo cáo doanh thu kỷ lục tại các xưởng đóng tàu hàng đầu thế giới. Future Market Insights, một nhà nghiên cứu thị trường khác, dự đoán doanh thu hàng năm của ngành sẽ tăng hơn gấp đôi trong 10 năm tới, lên 19,9 tỷ USD.

Tại sao thị trường siêu du thuyền vẫn bùng nổ?- Ảnh 1.

Thị trường siêu du thuyền bùng nổ không phải chỉ vì chúng là biểu tượng của quyền lực, địa vị và sự giàu có. Ảnh: Yacht Harbour

Trước đây, doanh số bán hàng tăng vọt là kết quả của việc ngày càng có nhiều tỷ phú gia nhập hàng ngũ những người siêu giàu. Tuy nhiên, năm nay số lượng tỷ phú thế giới đã giảm xuống còn 2.640 từ mức 2.668 vào năm 2022, theo tạp chí Forbes. "Niềm khao khát biển cả và bầu trời" có thể là một lời giải thích khác. 

Ngành công nghiệp du thuyền là một trong số ít ngành kinh doanh liên quan đến du lịch được hưởng lợi ở thời kỳ hậu phong tỏa trong dịch bệnh Covid-19. 

Alberto Galassi, Giám đốc điều hành Công ty sản xuất du thuyền Ferretti, Italy thì nhận định: "Đại dịch và chiến tranh trên khắp thế giới đã khiến chúng ta nhận thức được rằng, cuộc sống của đang mong manh như thế nào. Những người có đủ khả năng chi trả sẽ không muốn trì hoãn nhu cầu hưởng thụ".

Những thiết kế mới nhất phản ánh tâm trạng nội tâm đó. Người ta ít chú trọng đến sự phô trương mà tập trung nhiều hơn vào việc tùy chỉnh các con tàu để phù hợp với thị hiếu và tâm huyết của chủ sở hữu và gia đình họ. 

Chủ sở hữu cũng đang xem xét tác động ảnh hưởng đến môi trường. Các tấm pin mặt trời, tua-bin gió và hệ thống động cơ hybrid ngày càng phổ biến trên các du thuyền sang trọng.

Như chiếc siêu du thuyền của tỷ phú Jeff Bezos mới được hạ thủy vào tháng 4 năm nay sau 5 năm chế tạo. Kích thước và quy mô của Koru không chỉ là phép ẩn dụ cho khối tài sản khổng lồ của người chủ. Trên thực tế, du thuyền này sẽ hoạt động nhờ công nghệ xanh tiên tiến, giúp một người có thể vận hành các cánh buồm mà không cần một thủy thủ đoàn đông đảo.

Một thế giới riêng tư

Tại các cảng đóng tàu nổi tiếng, chẳng hạn như Oceanco ở Hà Lan, nhiều người có sở thích chú ý số đuôi máy bay tư nhân để xác định xem tỷ phú nào đã đến thăm du thuyền tương lai của họ.

Quyền riêng tư là vấn đề lớn khi sở hữu một chiếc du thuyền. Bất chấp thị trường du thuyền đang bùng nổ, giới nhà giàu chỉ muốn giữ tài sản của họ một cách kín đáo.

Tại sao thị trường siêu du thuyền vẫn bùng nổ?- Ảnh 2.

Sở dĩ du thuyền được các đại gia ưa chuộng là nhờ đặc tính riêng tư cực kỳ cao. Khi ở giữa vùng biển quốc tế, họ gần như có thể tránh thoát mọi con mắt soi xét. Ảnh: Amaala

Đây là những tài sản cá nhân và một trong những lý do khiến chúng được ưa chuộng là sự riêng tư. Nó cũng được cung cấp các biện pháp bảo vệ an ninh. Đây không phải là một vấn đề bình thường đối với những người giàu nhất thế giới. 

Một số du thuyền có chủ sở hữu rõ ràng, một số thì được giấu danh tính. Các công ty nước ngoài có thể thay mặt mua cho các tỉ phú, giúp họ có thêm lá chắn riêng tư.

Nhiều người biết ông chủ Amazon Jeff Bezos, Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman và ông chủ Meta Mark Zuckerberg có sở hữu du thuyền, nhưng số lượng thực sự rất khó để chắc chắn.

Và ngay cả khi biết họ sở hữu những du thuyền nào, mọi hình ảnh được công khai ra ngoài chủ yếu là dạng bản mẫu, còn chỉnh sửa thực tế sẽ không được lộ ra.

Sam Tucker, trưởng bộ phận nghiên cứu siêu du thuyền tại công ty nghiên cứu thị trường VesselsValue, cho hay: "Đây là những tài sản rất riêng tư. Đó chính là một lý do quan trọng khiến nhiều người săn đón".

Nhìn chung, du thuyền thường được sản xuất tại Hà Lan, Đức hoặc Ý, đôi khi được chế tạo theo yêu cầu của khách hàng với các thông số kỹ thuật chính xác. Vì vậy, giá một du thuyền có thể dao động từ 1 triệu đến hàng trăm triệu USD. Một trong những du thuyền đắt nhất thế giới là Azzam của ông Khalifa bin Zayed Al Nahyan, cựu tổng thống Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, với mức giá khoảng 600 triệu USD.

(Nguồn: Fortune)

TÚC
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement