Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Tại sao Starbuck và nhiều chuỗi cà phê quốc tế khó phát triển tại Việt Nam?

Doanh nghiệp

24/12/2019 11:19

Là nhà xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới, vì thế rất nhiều chuỗi cà phê quốc tế muốn tấn công thị trường này, nhưng đa số đều thất bại.

Theo hãng tin CNBC, các loại đồ uống được làm từ cà phê ở Việt Nam được ủ bằng hạt cà phê Robusta, có vị đắng mạnh, và vị đắng cùng với hàm lượng caffeine có trong Robusta cao hơn nhiều so với hạt cà phê Arabica. Hạt Robusta được trồng phổ biến trên khắp Việt Nam, trong khi hạt Arabica là nguyên liệu chính ở các cửa hàng cà phê phương Tây.

"Tầng lớp trung lưu đang pháp triển ở Việt nam và thị trường cà phê, trà đặc sản ở Việt Nam có trị giá hơn 1 tỷ USD", theo Euromonitor International.

Các chuỗi cà phê của Việt Nam đang có mức độ mở rộng chuỗi nhanh hơn và tăng trưởng tốt hơn so với các chuỗi cà phê quốc tế. Lý do là các chuỗi cà phê địa phương có chi phí rẻ hơn, thích ứng nhanh hơn với các xu hướng mới và có nhiều dấu ấn với người tiêu dùng hơn.

Chuỗi cà phê nổi tiếng của Úc - Gloria Jean’s Coffee đã rút khỏi Việt Nam vào năm 2017, phản ánh sự khắc nhiệt tại thị trường này, khi không thể cạnh tranh với các thương hiệu địa phương như Highlands Coffee, The Coffee House... Trong số các chuỗi cà phê quốc tế đang cố gắng phát triển tai Việt Nam, chỉ có duy nhất Starbuck để lại nhiều dấu ấn, mặc dù có giá cao.

Một gánh hàng rong bán cà phê ở Việt Nam.
Một gánh hàng rong bán cà phê ở Việt Nam.

Hơn 6 năm trước khi đặt chân vào Việt Nam, điểm đầu tiên mà Starbucks chọn là khách sạn New Worlds, vị trí đắc địa bậc nhất tại khu vực trung tâm TP.HCM với diện tích trên 500m2. Những cửa hàng sau đó đều có điểm chung là vị trí đắc địa, sang trọng. Tất nhiên, định vị phân khúc cao cấp thì giá không thể rẻ. Đồ uống ở Starbucks Việt Nam đắt bậc nhất trong các chuỗi cà phê đang có mặt trên thị trường nội địa.

Không chỉ thế, chỉ số “Latte Index” của ValuePenguin, một công ty cung cấp dịch vụ thông tin nổi tiếng công bố giữa năm 2017 cho thấy, người Việt đang uống cà phê Starbucks đắt thứ 3 thế giới (con số dựa trên việc so sánh với mức lương cơ bản và giá tại một cửa hàng Starbucks ở quốc gia đó). ValuePenguin đã phân tích chi phí tương đối của loại đồ uống này ở 44 quốc gia, sử dụng dữ liệu từ Euromonitor International và một công cụ chuyển đổi dùng dữ liệu của Ngân hàng Thế giới.

Theo cách tính này, cà phê Starbucks ở Mỹ rẻ nhất thế giới, trong khi Nga là nước có giá đắt nhất (12,32 USD). Với mức thu nhập của Việt Nam, giá của một cốc Starbucks tương đương 8,18 USD, đắt thứ 3 trên thế giới. 8,18 USD tương đương khoảng 190.000 đồng/ly, tính theo tỷ giá hiện tại. Tất nhiên, đây là tính dựa trên thu nhập. Còn thực tế, giá đồ uống ở Starbucks Việt Nam hiện nay cũng dao động từ 70.000 - 110.000 đồng/ly.

"Chúng tôi quan sát thấy rằng Coffee Bean & Tea Leaf đã không hoạt động tốt ở Việt Nam", Grace Chia, nhà phân tích cao cấp tại Euromonitor International cho biết.

"Coffee Bean & Tea Leaf không có giá cả phải chăng như Highlands Coffeê và không cung cấp đồ uống theo mùa hoặc các sự kiện đặc biệt, giống như Starbuck đã làm, Starbuck chứng minh được giá trị của nó trong mỗi ly cà phê".

Điều này chính là lý do khiến cho Việt Nam trở thành mục tiêu hàng đầu cho việc mở rộng chuỗi của nhiều hãng cà phê quốc tế. Mặc dù nhiều chuỗi cà phê đang gặp khó khăn ở Việt Nam, nhưng dư địa phát triển còn rất nhiều, thực tế thị trường Việt Nam không có nhiều hãng cà phê nổi tiếng.

Mô hình cà phê ở Việt Nam phát triển chủ yếu dưới hình thức các cửa hàng nhỏ lẻ, hoặc các quán cóc vỉa hè. Chất lượng chắc chắn không bằng các chuỗi cà phê nổi tiếng, nhưng bù lại có sự tiện lợi và giá cả phải chăng hơn rất nhiều. Đó là bài toán mà những chuỗi cà phê muốn tấn công thị trường Việt Nam phải giải được nếu muốn phát triển tại đây.

MINH TUẤN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement