Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Tại sao phụ nữ có nhiều vấn đề về giấc ngủ hơn nam giới?

Sức khỏe

16/06/2023 11:51

Mất ngủ là một dạng rối loạn giấc ngủ, có thể xảy ra ở mọi đối tượng và ở các độ tuổi khác nhau. Tuy nhiên, theo một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng nữ giới có nguy cơ mất ngủ cao hơn 1,5 lần so với nam giới.

Theo các chuyên gia, chứng mất ngủ ở phụ nữ tồn tại nhiều hơn nam giới chủ yếu là do sự khác biệt về hormone cùng các vấn đề về sức khỏe phổ biến ở nữ. Fiona Baker, giám đốc Chương trình Nghiên cứu Giấc ngủ con người tại SRI International, một viện nghiên cứu phi lợi nhuận có trụ sở tại Menlo Park, Mỹ, cho biết những rắc rối như vậy có thể xuất hiện ở tuổi dậy thì và tiếp tục trong suốt tuổi trưởng thành.

Điều gì đằng sau các vấn đề về giấc ngủ của phụ nữ?

Tiến sĩ Baker cho biết, trong suốt quá trình mang thai, những thay đổi nội tiết tố trong chu kỳ kinh nguyệt có thể gây ra những thay đổi về tâm trạng (chẳng hạn như lo lắng và trầm cảm) và các triệu chứng thể chất (như chuột rút, đầy hơi và căng ngực), tất cả đều có thể làm gián đoạn giấc ngủ của người phụ nữ.

Nội tiết tố của phụ nữ trong 3 tháng đầu thai kỳ sẽ thay đổi liên tục và làm gia tăng cảm giác buồn ngủ. Tuy nhiên, khi bước vào 3 tháng cuối thai kỳ, nồng độ progesterone và estrogen sẽ bắt đầu ổn định trở lại nhưng cơ thể của mẹ bầu lại có nhiều xáo trộn. Lúc này, phụ nữ sẽ dễ mất ngủ, khó ngủ bởi thường xuyên tiểu đêm, nhiệt độ cơ thể thay đổi, khó tìm được tư thế thoải mái hoặc mắc hội chứng chân không yên.

Tại sao phụ nữ có nhiều vấn đề về giấc ngủ hơn nam giới? - Ảnh 1.

 . 

Tiến sĩ Baker cho biết có tới 80% phụ nữ bắt đầu bị bốc hỏa trong thời kỳ tiền mãn kinh (khoảng 4 năm trước khi mãn kinh) và có thể tiếp tục bị bốc hỏa trong vòng 7 năm sau đó. Tuy nhiên, đối với khoảng 20% phụ nữ, những cơn bốc hỏa này diễn ra thường xuyên và dữ dội đến mức làm gián đoạn giấc ngủ, cô nói.

Ngoài ra, nữ giới nếu mắc các bệnh lý liên quan tới giấc ngủ khác như: ngưng thở khi ngủ, hội chứng chân không yên, Parasomnias (bao gồm mộng du, ác mộng, chứng hoảng sợ trong giấc ngủ)… cũng thường phải đối mặt với tình trạng mất ngủ.

Phụ nữ cũng có thể mất ngủ do căng thẳng, trầm cảm. Tình trạng mất ngủ diễn ra có thể làm ảnh hưởng đến trạng thái tâm lý và sức khỏe tinh thần của người bệnh. Chính vì vậy, người có các vấn đề về sức khỏe tâm thần như: căng thẳng, stress, rối loạn lo âu, trầm cảm… thường bị mất ngủ hoặc gặp các vấn đề khác liên quan tới giấc ngủ.

Theo một cuộc thăm dò của Gallup được công bố vào tháng 5, tỷ lệ phụ nữ cho biết họ hiện đang hoặc đang được điều trị chứng trầm cảm cao hơn gấp đôi so với nam giới. Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh nói rằng phụ nữ có khả năng được chẩn đoán mắc chứng rối loạn lo âu cao hơn gấp đôi so với nam giới trong suốt cuộc đời của họ.

Làm thế nào để có giấc ngủ ngon hơn

May mắn thay, các giải pháp hiệu quả vẫn luôn có sẵn. CBT-I đã được công nhận rộng rãi là phương pháp điều trị đầu tay tốt nhất cho chứng mất ngủ. 

Tiến sĩ Harris cho biết, nó đã được chứng minh là giúp cải thiện giấc ngủ và giảm các triệu chứng trầm cảm bằng cách sử dụng một loạt các kỹ thuật nhận thức và hành vi, chẳng hạn như xác định và điều chỉnh lại các kiểu suy nghĩ tiêu cực, thực hành chánh niệm, theo dõi giấc ngủ và thay đổi giờ đi ngủ‌.

Tiến sĩ Baker cho biết liệu pháp thay thế hormone , bao gồm việc bổ sung lượng hormone bị mất đi trong quá trình chuyển đổi thời kỳ mãn kinh, được coi là cách hiệu quả nhất để điều trị các cơn bốc hỏa. 

Cuối cùng, điều quan trọng là phải nhận ra rằng giấc ngủ thay đổi là điều bình thường, đừng cố gắng lo lắng thái quá đến nó nữa. 

Hãy cố gắng cân bằng giữa công việc và thời gian nghỉ ngơi, cải thiện sức khỏe toàn diện bằng lối sống sinh hoạt và ăn uống khoa học. Nếu bệnh mất ngủ kéo dài mà không cải thiện, nên gặp bác sĩ chuyên khoa Nội thần kinh để có các biện pháp can thiệp điều trị kịp thời.

(Nguồn: The New York Times)

THANH TRÚC
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement