Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Tại sao nhiều quốc gia Châu Á tỏ ra thận trọng với vaccine COVID-19?

Sức khỏe

16/01/2021 08:55

Trong đại dịch, các quốc gia đã nhanh chóng ban hành hệ thống theo dõi và giãn cách xã hội nhưng khi có vaccine, các nước lại tỏ ra do dự.

Trái ngược với các quốc gia phương Tây, chính phủ Nhật Bản, Úc, Hong Kong và Hàn Quốc đều tỏ ra do dự trong việc phê duyệt vaccine COVID-19.

Rõ ràng, đây là cách tiếp cận thận trọng và có vẻ kỳ lạ, khi tất cả các quốc gia đều muốn nhanh chóng quay trở lại cuộc sống bình thường. Tuy nhiên, điều này có thể lý giải bằng việc tỷ lệ lây nhiễm ở các quốc gia Châu Á vẫn khá thấp so với Châu Âu, nên họ có thể chờ xem, liệu vaccine có thực sự hiệu quả trong tiêm chủng ở các nước khác hay không.

Mặt khác, chiến lược này cũng có nguy cơ khiến họ gặp bất lợi về kinh tế so với các nước vội vã tiêm vaccine.

Lo lắng về vaccine COVID-19

New Zealand là quốc gia được đánh giá đi đầu trong "Bảng xếp hạng khả năng phục hồi" của Bloomberg về các nền kinh tế lớn đã chiến đấu tốt nhất với đại dịch. Tuy nhiên vừa qua, đảng đối lập chính đã yêu cầu Thủ tướng Jacinda Ardern giải thích lý do tại sao đất nước “tụt hậu so với phần còn lại của thế giới với chương trình vaccine".

Cư dân xếp hàng tại một trung tâm thử nghiệm COVID-19 ở Hong Kong vào tháng 12. Ảnh: Bloomberg
Cư dân xếp hàng tại một trung tâm thử nghiệm COVID-19 ở Hong Kong vào tháng 12. Ảnh: Bloomberg

Tại Hàn Quốc, một bài xã luận trên tờ báo Hankyoreh cho biết: “Chúng ta không thể cứ mãi yêu cầu mọi người ngừng cuộc sống hàng ngày của họ và chịu đựng nỗi đau kinh tế”. Tuy nhiên, các quan chức vẫn duy trì tốc độ tiếp cận vaccine một cách thận trọng.

Tiếp theo là Hồng Kông. Khu vực này ghi nhận vài chục ca nhiễm COVID-19 hàng ngày, và tổng số người chết kể từ khi bắt đầu đại dịch cho đến nay là 161. Tuy nhiên, Hồng Kông vẫn chưa phê duyệt một loại vaccine COVID-19 nào cả và vẫn đang chờ dữ liệu thử nghiệm lâm sàng chi tiết hơn.

Riêng Úc dự kiến phê duyệt vaccine của Pfizer-BioNTech vào cuối tháng 1 và vaccine của AstraZeneca vào tháng 2. 

Nếu rủi ro xảy ra, ai sẽ chịu trách nhiệm?

Các quan chức Châu Á và các chuyên gia y tế vẫn lo lắng, vì đây là lần đầu tiên họ sử dụng công nghệ mRNA đặc biệt cho vaccine, nhằm hướng dẫn cơ thể con người sản xuất các protein, sau đó phát triển các kháng thể bảo vệ. Đây cũng là nỗ lực tiêm chủng toàn cầu đầu tiên được thực hiện với tốc độ nhanh như vậy.

Mặc dù hàng triệu người đã được tiêm và không xảy ra sự cố, nhưng đã có một số phản ứng dị ứng, bao gồm sốc phản vệ. Nghiêm trọng hơn, một nhân viên y tế đã chết sau khi tiêm vaccine Pfizer 16 ngày và vẫn chưa tìm ra nguyên nhân cụ thể.

Một người tiêm vaccine COVID-19 tại trung tâm tiêm chủng hàng loạt ở Anh. Ảnh: Bloomberg 
Một người tiêm vaccine COVID-19 tại trung tâm tiêm chủng hàng loạt ở Anh. Ảnh: Bloomberg 

Adam Taylor, nhà virus học tại Đại học Griffith - Úc, cho biết: “Các quốc gia có thể tận dụng thời gian này để học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia đã bắt đầu phân phối vaccine. Khi có nhiều thông tin về quá trình phân phối và tính an toàn của vaccine thì các quốc gia sẽ có niềm tin hơn vào việc triển khai của mình".

Điều mà một số quốc gia lo ngại, là các công ty dược phẩm đã được miễn trừ trách nhiệm pháp lý trong các cuộc đàm phán gấp rút. Bộ trưởng Y tế Hàn Quốc, Park Neunghoo, cho biết các quốc gia đã bị buộc phải ký “hợp đồng không công bằng” với các công ty này do tính chất “không thể hiểu nổi” của đại dịch. Và Seoul có kế hoạch thực hiện việc tiêm chủng vào tháng 2.

Bộ trưởng Park cho biết trong một họp báo gần đây, hầu như trên toàn thế giới, các công ty dược phẩm sẽ không chịu trách nhiệm khi xảy ra bất kỳ rủi ro nào. "Chúng tôi không quá cần thiết để tiêm vaccine khi chưa xác định được các nguy cơ sẽ gặp phải".

Một lý do khác cho việc triển khai vaccine chậm chạp là vì các chính phủ Châu Á không muốn một đợt triển khai thất bại làm suy giảm niềm tin của công chúng vào vaccine. Từ đó không thực hiện được việc tiêm chủng đủ phần trăm dân số để được miễn dịch đàn.

Điều này đặc biệt quan trọng đối với người dân Châu Á, vì họ vốn không có niềm tin vững chắc vào vaccine. 

Một dấu hiệu phân biệt an toàn tại trung tâm mua sắm ở Melbourne, Úc. Ảnh: Bloomberg 
Một dấu hiệu phân biệt an toàn tại trung tâm mua sắm ở Melbourne, Úc. Ảnh: Bloomberg 

Một cuộc khảo sát của Diễn đàn Kinh tế Thế giới-Ipsos về thái độ toàn cầu đối với vaccine COVID-19 cho thấy, tỷ lệ người được hỏi đồng ý với việc dùng vaccine giảm tới 9 điểm phần trăm từ tháng 10 đến tháng 12 ở các quốc gia, bao gồm Hàn Quốc và Nhật Bản. Các quốc gia này đang ghi nhận số ca nhiễm mới tăng kỷ lục và dự kiến sẽ bắt đầu tiêm chủng vào cuối tháng 2.

Jeremy Lim, phó giáo sư tại Trường Saw Swee Hock của Đại học Quốc gia Singapore, cho biết: “Các chính phủ đang tính toán đến việc nếu họ mua vaccine với chi phí quá lớn, nhưng chúng lại không có hiệu quả nhất định hoặc bị hết hạn sử dụng thì đó là một thảm họa".

Lim nói thêm rằng, không có lý do gì để vội vã tiêm vaccine cho 65% dân số nhưng lại vấp ngã, và không thể tiêm cho 15% còn lại. “Không quan trọng bạn nhanh bao nhiêu. Quan trọng là bạn hoàn thành nó một cách xuất sắc", ông nói.

Miễn dịch đàn

Mặt khác, một số người khác cho rằng, việc tiêm vaccine là cần thiết và nên thực hiện một cách nhanh chóng. 

Aron Harilela, Chủ tịch Harilela Hotels, cho biết: “Mọi người đều đang cố gắng sống sót và tôi nghĩ rằng, chính phủ nên quyết định tiêm vaccine càng sớm càng tốt cho những người dân cần nó. Vì cả thế giới đang sử dụng vaccine, mặt khác các nền kinh tế sẽ kiệt quệ nếu không mở cửa".

Nhân viên chăm sóc sức khỏe được tiêm vaccine COVID-19 ở Jakarta, Indonesia. Ảnh: Bloomberg
Nhân viên chăm sóc sức khỏe được tiêm vaccine COVID-19 ở Jakarta, Indonesia. Ảnh: Bloomberg

Theo đó, New Zealand là quốc gia đã đóng cửa biên giới sớm nhằm loại bỏ virus nhưng lại chậm chạp trong việc tiêm vaccine. Khi COVID-19 bùng phát trở lại trên toàn cầu và nhiều biến thể hơn xuất hiện, New Zealand mới xem xét lại điều này và dự kiến ​​tiêm chủng vào nửa cuối năm 2021.

Phó Thủ tướng New Zealand, Grant Robertson, cho rằng chính phủ nước này chỉ đơn thuần là "lịch sự" và ưu tiên cho các quốc gia có tỷ lệ tử vong vì COVID-19 tăng cao. Ông Robertson nói với NewstalkZB vào tuần này: “Chúng tôi đang làm mọi thứ để có thể tiêm vaccine càng sớm càng tốt".

NHẬT SANG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement