Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Tại sao một số người hay bị bầm tím trên da?

Sức khỏe

04/01/2019 21:25

Có bao giờ bạn nhận thấy các vết bầm tím xuất hiện trên cơ thể mình, dù bạn không hề bị chấn thương? Nếu tình trạng này thường xuyên xảy ra, có lẽ đã tới lúc bạn nên đi tìm nguyên nhân thực sự đằng sau những vết bầm tím bí ẩn này.

Các vết bầm tím có thể xảy ra khi mạch máu bị tổn thương, khiến máu rỉ ra các mô xung quanh. Nếu bạn không bị chấn thương mà các vết bầm tím vẫn hay xuất hiện, hãy nghĩ tới những nguyên nhân sau:

Thiếu dưỡng chất

Các vitamin, khoáng chất khác nhau có thể giúp đông máu và chữa lành các vết thương. Thiếu hụt các dưỡng chất này có thể khiến bạn hay bị bầm tím:

Vitamin K: Đây là một thành phần thiết yếu của xương. Ngoài ra, vitamin K còn giúp đông máu và chữa lành vết thương. Thiếu vitamin K có thể ức chế khả năng đông máu, khiến bạn hay bị bầm tím.

Vitamin C: Giúp tổng hợp các chất bảo vệ mạch máu khỏi bị tổn thương, điển hình như collagen. Do đó, thiếu vitamin C khiến bạn lâu khỏi ốm, dễ bị bầm tím trên da.

  Thiếu dưỡng chất như vitamin C, K, khoáng chất... có thể gây bầm tím da. 

Thiếu dưỡng chất như vitamin C, K, khoáng chất... có thể gây bầm tím da.

Bioflavonoid hay nhóm các chất chống oxy hóa như citrine, rutin, catechin và quercetin có thể giúp giảm nguy cơ hình thành các vết bầm tím. Bạn có thể bổ sung các dưỡng chất này trong cam, vừng, củ dền, chuối…

Khoáng chất: Kẽm và sắt là những khoáng chất cần thiết giúp vết thương mau lành. Thiếu sắt cũng có thể gây thiếu máu, một trong những nguyên nhân chính gây ra các vết bầm tím.

Lão hóa

Xuất hiện các vết bầm tím trên da là tình trạng thường gặp ở người cao tuổi. Càng về già, mạch máu càng trở nên yếu đi sau nhiều năm tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Ngoài ra, người già cũng thường có nguy cơ mắc các bệnh mạn tính và phải dùng nhiều loại thuốc (như Aspirin, Coumadin)… Điều này cũng có thể làm tăng nguy cơ hình thành các vết bầm tím trên da.

Tác dụng phụ của một số thuốc, thực phẩm chức năng

Một số loại thuốc làm loãng máu như Warfarin và Aspirin có thể làm giảm khả năng đông máu; Các loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như Ibuprofen, Cortisol… cũng có thể gây bầm tím trên cơ thể. Ngoài ra, lạm dụng dầu cá, chiết xuất tỏi và chiết xuất bạch quả (gingko biloba) cũng có thể làm tăng nguy cơ này.

Bị ung thư và đã tiến hành hóa trị

Điều trị hóa trị có thể làm giảm số lượng tiểu cầu trong máu. Đây là nguyên nhân khiến máu khó đông hơn và dễ bị bầm tím trên da.

Rối loạn đông máu

Rối loạn đông máu như ban xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối hay ban xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát có thể làm giảm lượng tế bào máu, ảnh hưởng tới khả năng đông máu bình thường.

Máu khó đông

Người bị máu khó đông có xu hướng hay bị chảy máu, khó hình thành cục máu đông và do đó cũng có nguy cơ cao hình thành các vết bầm tím trên da.

VI BÙI
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement