07/08/2019 15:25
Tại sao không nên để trẻ em ở lại một mình trong xe hơi quá lâu?
Dù người lớn hay trẻ nhỏ, khi ở trong xe hơi quá lâu sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ thậm chí dẫn đến tử vong đáng tiếc.
Tại Việt Nam cũng như trên thế giới, có nhiều ca tử vong do ngủ trong xe, kéo kín cửa, bật điều hòa, những trường hợp này, chủ yếu là do người trong xe bị ngạt khí, hàm lượng ôxy giảm dần.Đã có nhiều trường hợp đáng tiếc do thiếu hiểu biết khi ngủ trong ô tô được ghi nhận trong nhiều năm qua.
Trẻ lớp 1 bị "bỏ quên" trong xe buýt dẫn đến tử vong
Chiều tối ngày 6/8 anh Lê Văn Sơn, trú tại phường Trung Hòa (quận Cầu Giấy, TP Hà Nội là bố cháu L.) bất ngờ được nhà trường (Trường Phổ thông Liên cấp Quốc tế Gateway) thông báo con trai mình là L.H.L. (6 tuổi) đang theo học lớp 1 tại trường này tử vong trên xe buýt nhà trường.
Vụ học sinh lớp 1 trường Gateway tử vong trên xe khiến dư luận bàng hoàng, bức xúc. |
Theo gia đình anh Sơn, khoảng 6 giờ 55 phút sáng 6/8, xe ô tô nhà trường có đến đón cháu L. anh đi học tại số 1 Trung Hòa (phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội), đến địa chỉ nhà trường tại số 89 phố Khúc Thừa Dụ, quận Cầu Giấy. Đến khoảng 16 giờ cùng ngày, nhà trường có thông báo qua điện thoại cho mẹ cháu L. là không thấy con đâu. Đến trường, gia đình được thông báo con bị ngất trên xe, đưa vào bệnh viện E cấp cứu.
Sáng nay ngày 7/8/2019, Cơ quan Công an quận Cầu Giấy cho biết, đơn vị đã ra quyết định khởi tố vụ án “Vô ý làm chết người” xảy ra tại Trường Phổ thông Liên cấp Quốc tế Gatewaytheo Điều 128 Bộ luật hình sự.
Tuy nhiên, cháu L. không phải là trường hợp đầu tiên bị chết ngạt trong xe hơi. Điển hình,năm 2008, có 2 công chức tử vong trong xe. Đầu tháng 11/2018, trận lũ lụt lịch sử tại Hà Nội càng trở nên nặng nề hơn khi có cả vụ tai nạn thương tâm cướp đi sinh mạng của 2 công chức tại đường Lê Trọng Tấn.
Tại hiện trường cho thấy có có 2 người đàn ông chết khi đang nằm ngủ trong một chiếc ô tô. Người lái xe chết trong tình trạng nằm trên ghế ngả về phía sau, còn người ngồi ở ghế phụ chết trong tư thế 2 chân gác lên phía trước kính chắn gió, đầu gục vào cửa kính bên phải.
Theo nhận định, rất có thể khi đi đến đoạn đường sát bờ sông Lừ, do bị ngập nước, xe bị chết máy nên 2 người đã kéo cửa kính lên và ngủ lại để tiện trông xe hơi, sau đó được phát hiện bị chết ngạt.
Năm 2013, bé gái gốc Việt chết thương tâm trong xe vì mẹ bỏ quên
Vụ việc xảy ra vào ngày 17/7 vừa qua. Bé Gabriella Gi-Ny Lương, còn có tên gọi khác là Ella, 11 tháng tuổi, đã bị người mẹ gốc Việt bỏ quên trong xe Lexus suốt 3 giờ trong thời tiết oi bức, ngột ngạt khiến bé tử vong. Nguyên nhân cũng là do mẹ của bé là cô Katie quên gửi bé cho người giữ trẻ trước khi đến nơi làm việc.
Chỉ đến khi người giữ trẻ gọi điện thoại hỏi thì vợ chồng Katie mới biết mình đã bỏ quên em bé trong xe và vội vàng chạy ra ngoài bãi đậu cạnh tiệm móng tay để cứu con gái. Bé Ella được đưa đến bệnh viện nhi Alabama ngay lập tức, tuy nhiên, bé được xác định đã chết trước đó.
Năm 2019, 2 trẻ sinh đôi người Mỹ chết trong xe hơi vì bố bỏ quên
Cặp sinh đôi gần 1 tuổi, gồm một bé trai và một bé gái, được phát hiện đã tử vong trong xe hơi tại New York hôm 26/7. Điều tra ban đầu cho thấy người bố đãng trí bỏ quên con trên xe.
Theo CNN, Sở Cảnh sát New York cho biết cặp sinh đôi được tìm thấy trong tình trạng bất tỉnh ở ghế sau xe hơi hôm 26/7. Cảnh sát địa phương đã bắt giữ và tiến hành thẩm vấn bố của 2 đứa bé. Theo lời khai của ông bố 39 tuổi, sau khi làm việc cả ngày tại một bệnh viện cách nơi đỗ xe hai tòa nhà, người này mới nhớ ra mình đã bỏ quên con trên xe hơi.
Tại sao người lớn hay trẻ nhỏ không nên ở lại trong xe hơi quá lâu?
Đầu tiên, chỉ khoảng 10-15 phút sau khi xe hơi được tắt máy và khoá cửa, nhiệt độ trong xe sẽ tăng thêm 8 độ C, bất kể trước đó bạn vừa bật điều hoà lạnh thế nào. Sau khoảng 60 phút, nhiệt độ trong xe có thể đạt ngưỡng 60 độ C. Điều này cực kỳ nguy hiểm với trẻ nhỏ vốn nhạy cảm với nhiệt độ hơn.
Bản thân cơ chế tự điều tiết nhiệt độ cơ thể ở trẻ nhỏ cũng chưa hoàn thiện để giúp trẻ kịp thích nghi với sự thay đổi nhiệt độ nhanh chóng này.Nhiệt độ trong xe tăng cao sẽ khiến người lớn và trẻ nhỏ rơi vào hiện tượng sốc nhiệt. Sau khi bị sốc nhiệt, nạn nhântrong xe sẽ có hiện tượng bị choáng, tim đập nhanh, buồn nôn, mất phương hướng, mê sảng và co giật.
Ngoài ra, khi bị nhốt trong xelâu sẽ bị mất nước và điện giải do cơ thể ra nhiều mồ hôi để giảm nhiệt. Điều này sẽ gây ra các vấn đề về tim và hô hấp sau đó như rối loạn nhịp tim, thở hổn hển nếu vẫn tiếp tục ở trong điều kiện nhiệt độ cao kéo dài. Trong tình huống xấu nhất, sốc nhiệt có thể gây tử vong nếu bị nhốt trong xe quá lâu.
Có rất nhiều lý do khiến bạn không nên ngủ trong xe hơi như nguy cơ mắc ung thư, bị trộm cắp và nguy hiểm nhất là tử vong do thiếu khí hay ngộ độc khí.
Nếu có ý định ngủ một chút trên xe hơi, bạn nên làm gì?
Trong tất cả các trường hợp, nguyên nhân lớn nhất dẫn tới tử vong chính là ngủ đóng kín cửa và bật điều hòa lấy gió trong. Mặt tích cực của việc đóng kín cửa và bật điều hòa lấy gió trong là tiết kiệm nhiên liệu, đề phòng trộm cắp nhưng cũng là nguyên nhân khiến nạn nhân tử vong chỉ sau vài giờ ngủ quên. Đối với một số mẫu xe đời mới hệ thống điều hòa đã khắc phục hạn chế trên bằng cách chuyển linh hoạt giữa 2 chế độ lấy gió trong và gió ngoài sau 5 phút.
Nếu ngủ trong ô tô lúc này với cửa đóng kín, một người có thể tử vong trong khoảng 2-3 giờ vì cạn kiệt oxy, càng nhiều người thì thời gian càng rút ngắn. Kinh nghiệm rút ra là khi ngủ trong xe hơi bật điều hòa phải chọn chế độ lấy gió ngoài giúp việc lưu thông không khí được tuần hoàn hơn.
Bật điều hòa phải chọn chế độ lấy gió ngoài giúp việc lưu thông không khí được tuần hoàn hơn. |
Các chuyên gia khuyến cáo nên tránh ngủ trong xe hơi. Zubair Sharif, một cố vấn dịch vụ xe hơi của Dabai khuyên mọi người nên kiểm tra tính năng điều hòa không khí của xe sau mỗi 6 tháng. AC bị rò sẽ không làm mát đúng cách hoặc mất thời gian lâu hơn để bắt đầu làm mát xe. Tình trạng này cảnh báo nguy cơ hệ thống làm mát sẽ dừng lại một cách ngẫu nhiên, làm cho nhiệt độ trong xe tăng đột biến gấp hai hoặc ba lần nhiệt độ môi trường xung quanh, nguy hại cho sức khỏe.
Advertisement
Advertisement