Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Tại sao khi nghe đoạn ghi âm giọng nói của mình, bạn lại "hết hồn"?

Hỏi đáp

17/07/2020 15:34

Bạn nghĩ giọng nói của mình rất ổn? Thực tế, có sự khác biệt lớn giữa âm thanh bạn nghe mình nói và âm thanh người khác nghe từ bạn.

Hầu hết chúng ta đều ngạc nhiên khi nghe giọng của mình trong máy ghi âm, máy quay. Thậm chí có người còn phải hỏi lại: "Đây là giọng của tôi à, sao kinh khủng thế?" Đừng đổ lỗi cho thiết bị kém chất lượng hay bất cứ lý do gì khác bởi đó mới chính là âm thanh thực sự của bạn!

Chúng ta đều tự nhận thấy giọng nói của mình rất ổn. Nhưng trên thực tế có sự khác biệt rất lớn giữa âm thanh bạn nghe trực tiếp của bạn nói ra và âm thanh người khác nghe từ bạn.

Tại sao khi nghe đoạn ghi âm giọng nói của mình, bạn lại

Bởi vì miệng của bạn là hướng về phía trước và vành tai cũng hướng về phía trước. Do đó âm thanh mà bạn nghe thấy là được truyền vọng lại từ phía đối diện. Ngoài ra nó còn được trộn lẫn âm thanh cộng hưởng từ khoang miệng, khoang mũi và xoang não khi bạn phát ra âm thanh. Vì vậy, khi chúng ta nghe âm thanh của chính mình phát ra luôn luôn là tuyệt vời nhất.

Đây là do đường truyền tải sóng âm khác nhau tạo thành.

Khi chúng ta nói thì âm thanh sẽ được truyền theo 2 hướng, một là truyền qua không khí, đường truyền này sẽ để cho người khác nghe. Một đường khác sẽ được truyền thông qua xương sọ, và chỉ có mình bạn nghe được.

Âm thanh khi truyền qua không khí sẽ chịu ảnh hưởng của môi trường, do đó năng lượng sẽ bị suy giảm, và âm sắc cũng bị thay đổi nhiều. Khi âm thanh đến tai người khác, nó sẽ phải thông qua tai ngoài, màng nhĩ, tai giữa và cuối cùng mới là tai trong. Quá trình này cũng sẽ ảnh hưởng đến năng lượng và âm sắc của âm thanh.

Âm thanh thông qua xương sọ chỉ cần chạy qua yết hầu, xương sọ và đến tai trong, do đó sự suy yếu về năng lượng và âm sắc là không nhiều.

Từ lời giải thích kể trên, chúng ta có thể đi tới một kết luận rằng: Giọng nói của chúng ta thường có một chút khác biệt so với những gì mà bản thân và mọi người xung quanh cảm nhận . Tất nhiên, những khác biệt này khi chúng ta nhận ra thường tạo không ít cảm giác “hụt hẫng” với những gì tạo hóa ban tặng.

AN LY (t/h)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement